Kết cục bi thảm của Đệ nhất thi nhân thời Tam Quốc
Cây dủ dẻ hoa thơm quả ngọt ở Việt Nam có gì đặc biệt? / Sơn La: Vùng quê heo hút, nuôi toàn con đặc sản, đút túi cả trăm triệu/năm
>> DÒNG BÀI HOT: GIẢI MÃ TAM QUỐC
Tào Tháo có cả thảy 25 người con trai. Và trong số những người con trai sống đến tuổi trưởng thành của Tào Tháo, thì Tào Phi, Tào Chương và Tào Thực là những Hoàng tử được đánh giá cao nhất.
Tài hoa xuất chúng từ bé
Tào Thực (192 - 232), tự Tử Kiến, được sinh ra ở thành Hán Quyên (nay là Quyên Thành, tỉnh Sơn Đông). Không được nhắc đến nhiều trong pho sử Tam Quốc chí của Trần Thọ nhưng Thực lại được La Quán Trung ca ngợi rất nhiều trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa.
>> Xem thêm: Vì những điều này, Tào Tháo mang tiếng oan ngàn năm, Quan Vũ, Khổng Minh cũng bị hiểu lầm
Tào Phi, Tào Chương và Tào Thực là 3 anh em ruột, con của Tào Tháo với với chính thất Biện phu nhân. Không có sức mạnh và tài năng võ nghệ bằng Tào Chương, lại không so bì được với Tào Phi ở mưu trí và sự sâu sắc, nhưng Thực lại là người con được Tào Tháo yêu quý nhất sau khi Thất Hoàng tử Tào Xung sớm qua đời năm 12 tuổi.
>> Xem thêm: Gia Cát Lượng mượn lực của Tào Tháo và 3 bài học về nghệ thuật nhờ vả ai cũng nên áp dụng
Sự thông minh và năng lực thơ phú của Tào Thực phát lộ từ rất sớm. Theo giai thoại, có lần Tào Tháo xem văn của Thực, tỏ ý nghi ngờ liền hỏi: "Có phải con ta nhờ người khác làm không?". Tào Thực quỳ xuống nói: "Con xuất khẩu thành văn, hạ bút thành thơ, sao lại phải nhờ người khác làm hộ. Nếu phụ vương không tin thì cứ cho thử tại chỗ".
>> Xem thêm: Giải mã 10 sai lầm lớn nhất của Gia Cát Lượng
Tào Tháo thử mấy lần, quả thấy Tào Thực tài hoa xuất chúng nên đặc biệt yêu quý. Lúc Tào Tháo xây xong Đồng Tước đài thì Tào Thực chỉ khoảng 10 tuổi. Vậy mà, khi nghe cha ra lệnh các con làm thi phú để tán tụng, ông làm xong bài phú Đồng Tước đài phú chỉ trong nửa canh giờ, khiến không chỉ Tào Tháo mà các quan trong triều kinh ngạc, nể phục.
Đệ nhất thi nhân thời Kiến An
Cùng với cha Tào Tháo, anh ruột Tào Phi, Tào Thực là 1 trong 3 nhân vật kiệt xuất của văn đàn Kiến An, tiếng tăm lẫy lừng với biệt danh Tam Tào. Hậu thế về sau nhớ đến ông qua giai thoại “Thất bộ thi” trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, và một số tác phẩm thi ca nổi tiếng như Lạc Thần phú, Tặng Bạch Mã vương Bưu, Khuê tình. ..
Tào Thực trước khi mất có để lại một tập thơ, được gọi là Trần Tư vương tập gồm khoảng 80 bài thơ; hơn 40 bài từ, phú, tản văn. Có những bài thể hiện chí khí tiến thủ, khát vọng lập công (giai đoạn tuổi đôi mươi). Có những bài giọng thơ u uất, bi thương (giai đoạn bị Tào Phi chèn ép). Có những bàn phản ánh được nỗi khổ của cần lao, bi kịch của phụ nữ trong cảnh ly tán (những năm cuối đời)…
Tào Thực còn được biết đến như là một trong những người đầu tiên vận dụng sáng tạo dân ca vào thơ phú. Nhờ ông, thơ ngũ ngôn Trung Quốc đã phát triển đạt đến tinh hoa thời Kiến An. Danh sĩ Tạ Linh Vận thời Đông Tấn từng đánh giá về Tào Thực bằng một câu rất đắt như sau: “Văn chương trong thiên hạ cả thảy một thạch (tức 10 đấu), riêng Tử Kiến (Tào Thực) đã chiếm hết 8 rồi”.
Theo nhà văn Nguyễn Hiến Lên thì “Tào Thực xứng đáng là đệ nhất thi nhân trong hai đời Tần Hán và là người mở đường cho lối thơ diễm lệ đời Lục Triều. Thơ của ông đặc sắc vì lời rất điêu luyện, có nhạc, có đối mà vẫn tự nhiên, đủ văn vẻ lẫn chất phác”.
Nạn nhân của cuộc chiến tranh giành quyền lực trong tập đoàn Tào Ngụy
Theo giai thoại, không ít lần Tào Tháo muốn phong Tào Thực làm Thế tử nối nghiệp nhưng vì nhiều đại thần khuyên không nên bỏ trưởng lập thứ nên mới không thực hiện việc đó. Tào Phi sợ địa vị Thế tử của mình không vững nên tìm mọi cách để “triệt hạ” Thực.
Có lần, Tào Tháo cử Thực đem quân xuất chinh. Phi nghe tin, sai chuẩn bị sẵn tiệc rượu tiễn, chuốc say em trai. Một lát sau, Tháo sai người đến giục lên đường nhưng mấy lần Thực vẫn chưa tỉnh rượu nên Tháo đành bãi bỏ việc sai Thực cầm quân. Đây là 1 trong những sự kiện mang tính bược ngoặt giúp vị Thế tử của Tào Phi thêm vững chắc.
Năm Kiến An thứ 25 (220), Tào Tháo mất, Thế tử Tào Phi kế thừa địa vị Ngụy vương của cha. Không lâu sau, Hán Hiến Đế Lưu Hiệp thoái vị và nhường ngôi cho Tào Phi. Tào Phi đã tìm đủ cách để bức hại Tào Thực. Giết hết tâm phúc của Thực rồi sau đó phong Thực tước vị ở những nơi hẻo lánh, bị buộc phải rời kinh đô.
Cũng trong thời điểm này lưu truyền một giai thoại kinh điển. Sau khi Tào Phi nối ngôi Ngụy vương, có người tố giác Tào Thực thường xuyên uống rượu mắng chửi Phi. Tào Phi lập tức cử người tới Lâm Trung bắt Tào Thực đem về Nghiệp Thành hỏi tội.
Phi mắng Thực rằng: “Ta với ngươi tuy tình là anh em nhưng nghĩa là vua tôi, nếu không kính nể Thái hậu thì ta quyết không tha mạng cho ngươi. Xưa nay ngươi vẫn cậy tài, vậy hôm nay để chuộc lỗi ngươi hãy đi bảy bước tiến về phía ta. Hết bảy bước chân, nếu không làm xong bài thơ thì ta sẽ chém. Trong lời thơ, ngươi không được nói gì tới hai chữ anh em và nhắc gì tới chuyện hôm nay. Ngươi có làm được không?".
Tào Thực xụp lạy nói: "Xin vâng mệnh". Sau đó, lùi xa bảy bước và ung dung tiến lên. Một bước, hai bước, ba bước… và Thực ngẩng cao đầu, sang sảng đọc: “Chử đậu trì tác canh/ Lộc thị dĩ vi trấp/ Cơ tại phủ há nhiên/ Đậu tại phủ trung khấp/ Bản tự đồng căn sinh/ Tương tiễn hà thái cấp”.
Dịch nghĩa: Đun đậu nấu làm canh/ Lọc đậu để lấy nước/Cành đậu đốt dưới nồi/Hạt đậu trong nồi khóc/Vốn một gốc sinh ra/Sao đốt nhau đến vậy”.
Từ bước thứ tư tới bước thứ bảy, mỗi bước đọc xong một câu thơ và hoàn thành đúng như quy định khắt khe của Tào Phi. Ý thơ khiến Tào Phi cũng phải trào lệ. Mọi người xúc động, vừa vui mừng cảm phục tài năng mẫn tiệp của Tào Thực.
Câu chuyện Thất bộ thi của Tào Thực trở thành một giai thoại trong lịch sử văn học Trung Quốc được truyền tụng mãi cho muôn đời sau. Dù vậy, Tào Phi vẫn triệt bỏ tước Lâm Truy hầu của Thực và bắt đi nhận chức ở xa kinh thành.
Về sau, đến đời con của Phi- Ngụy Minh đế Tào Duệ, Thực tuy được mang tước Trần vương nhưng trong khoảng thời gian hơn 10 năm, ông bị thuyên chuyển 6 lần và cuộc sống chẳng khác gì người tù bị giam lỏng. Dần dần, Tào Thực sinh nhàm chán, u uất, dẫn đến bệnh tật. Tháng 2 năm 232, Tào Thực mất ở Ngụy Trần (nay là Hoài Dương, Hà Nam), hưởng thọ 40 tuổi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này