Kết quả bất ngờ khi nhện độc và rắn độc đối đầu với nhau
Clip: Trăn ‘khủng’ đoạt mạng cá sấu Caiman trong chớp mắt / Clip: Ớn lạnh khi xem cảnh đàn sư tử xẻ thịt trâu rừng trước mặt du khách
Nếu so sánh giữa hai loài động vật, nhện rõ ràng thua kém rắn về mọi mặt từ kích thước, sức mạnh, và tốc độ di chuyển.
Tuy nhiên một nghiên cứu mới của các nhà khoa học đến từ Đại học Base, Hoa Kỳ lại chỉ ra rằng những con nhện có nọc độc lại thường đi săn những con rắn lớn hơn kích thước của chúng gấp nhiều lần, và tất nhiên là thường giành phần thắng.
"Càng tham gia vào dự án này, tôi càng nhận ra rằng loài nhện có thể làm được những điều đáng kinh ngạc", Martin Nyffeler - tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Được biết, nghiên cứu dựa trên ít nhất 319 vụ nhện độc cắn chết và ăn thịt rắn. 297 vụ việc được ghi nhận trong tự nhiên và 22 sự kiện được dàn dựng trong môi trường nuôi nhốt.
Bất lợi về kích thước, nhện hạ gục rắn thế nào?
Trong một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Arachnology, Nyffeller và các đồng nghiệp thống kê được tổng cộng có tới 30 loài nhện trong tự nhiên và 11 loài khác trong môi trường nuôi nhốt có khả năng săn rắn.
Nổi bật hơn cả chính là loài nhện "góa phụ đen" (Black Widow) với tập tính thường xuyên săn rắn.
Chúng chịu trách nhiệm cho khoảng một nửa số ca chết của rắn. Kịch bản thường thấy nhất là khi một con rắn bị mắc phải tơ nhện dày đặc khiến nó không thể di chuyển một cách bình thường.
Khi đó, nhện bắt đầu xuất hiện và tiêm nọc độc vào rắn. Sau khi con vật đã bị tê liệt, nhện từ từ thưởng thức bữa ăn của mình.
Nhện góa phụ đen.
Với kích thước cơ thể tối đa chỉ khoảng 1,1 cm những con nhện góa phụ thường chỉ nhắm tới những con rắn nhỏ, còn non. Nhưng trong những trường hợp cá biệt, nọc độc của chúng vẫn đủ để giết những con rắn lớn hơn rất nhiều.
Các loài nhện góa phụ độc nhất thường có dấu đồng hồ cát trên cơ thể như Latrodectus mactans, L. Hesperus và L. variolus.
Phần lớn nhện coi rắn là một bữa thịnh soạn, bởi không phải lúc nào chúng cũng có chủ ý bắt rắn. Nhưng với một số loài nhện, đặc biệt là Tarantula, rắn lại là một món khoái khẩu và là "chiến lợi phẩm" thường xuyên trong chế độ ăn của chúng.
Để làm được điều này, những con nhện Tarantula thường có kích thước lớn, cho phép chúng khống chế con mồi bằng chân, sau đó tiêm nọc độc vào cơ thể đối phương, khiến chúng bị tê liệt.
Về cách tiêu hóa con mồi, chúng cũng như đa số các loài nhện khác, sẽ tiết ra enzyme tiêu hóa để hóa lỏng cơ thể kẻ địch. Từ đó, nhện có thể dễ dàng hút các chất dinh dưỡng từ con mồi.
Loài rắn nào thường là nạn nhân của nhện?
Nói về những nạn nhân, nghiên cứu của Nyffeller đã thống kê được có tới 86 loài rắn đã trở thành con mồi của những con nhện. Trong đó loài Colubrid dường như là thứ món khoái khẩu của chúng.
Theo các tài liệu khoa học, Colubrid là họ rắn bao gồm các loài phổ biến như rắn lục (Thamnophis cyrtopsis) và rắn chuột (Pantherophis guttatus).
Sự phổ biến của chúng trong các sự kiện bị nhện ăn thịt phản ánh thực tế Colubrid là họ rắn phong phú nhất trên tất cả các lục địa ngoại trừ Úc, Nyffeler viết.
Hầu hết những con rắn bị nhện tấn công là con non có trọng lượng dưới 1 gam. Nhưng đôi khi, nhện cũng hạ gục được những đối thủ lớn.
Theo nghiên cứu, 86% trường hợp ghi nhận rắn sau khi dính nọc của nhện sẽ chết trong vòng vài tiếng cho đến vài ngày, tùy theo kích thước của chúng và độ độc của nọc nhện.
Một thống kê thú vị cho thấy khi bị mắc vào mạng nhện, rắn chỉ có khoảng 1,5% cơ hội tự trốn thoát. Điều đặc biệt có tới 11% trường hợp rắn sống sót là do được cứu bởi con người.
- Video: Kết quả bất ngờ khi nhện độc và rắn độc đối đầu với nhau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Ảnh cắt từ clip.