Khả năng kháng bệnh đáng kinh ngạc của bộ lạc ăn thịt người
Theo báo cáo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature, một bộ lạc ở Papua New Guinea có tên gọi "người Fore", từng có tục lệ ăn não người trong một nghi lễ mai táng.
Đầu thế kỷ 20, các thành viên trong bộ lạc bắt đầu phát triển chứng kuru, một rối loạn thần kinh bắt nguồn từ các protein gập bất thường, tạo nên những tổn thương trong não và có tính truyền nhiễm (prion). Đây là thời điểm khởi phát dịch kuru trong bộ lạc người Fore.
Dịch lên đến đỉnh điểm vào những năm 1950, cướp đi sinh mạng của 2% dân số bộ lạc mỗi năm. Đến cuối những năm 1950, người Fore ngưng tập tục ăn thịt đồng loại, dẫn đến sự suy thoái của bệnh kuru. Song, vì thời gian ủ bệnh có thể lên tới nhiều năm, nên các trường hợp người Fore mắc bệnh kuru vẫn tiếp tục xuất hiện thêm nhiều thập niên nữa.
Gần đây, các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng, một số người sống sót qua dịch kuru mang một đột biến gen có tên gọi V127, trong khi những người phát triển bệnh kuru không có đột biến này. Điều đó khiến họ nghi ngờ, chính V127 cung cấp khả năng đề kháng căn bệnh não nguy hiểm.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã biến đổi di truyền những con chuột để chúng mang đột biến gen V127, rồi tiêm vào cơ thể chúng các prion truyền nhiễm. Kết quả cho thấy, những con chuột mang một bản sao V127 đã chống chịu được bệnh kuru cũng như một căn bệnh tương tự - bệnh Creutzfeldt-Jakob cổ điển. Ngoài khả năng đề kháng các bệnh này, những con chuột mang 2 bản sao V127 còn chống chịu được một căn bệnh prion khác - bệnh Creutzfeldt-Jakob biến thể hay đôi khi còn được nhắc tới như "bệnh bò điên ở người".
Mặc dù việc chấm dứt tục ăn thịt đồng loại đã giúp người Fore giảm số trường hợp mắc bệnh kuru, nhưng các nhà nghiên cứu nhận đinh, nếu bệnh còn tiếp tục lây lan, "bộ lạc này vẫn có thể tái phục hồi dân bằng các cá nhân kháng bệnh".
Một điểm quan trọng cần lưu ý là, tập tục ăn thịt đồng loại không trực tiếp dẫn tới việc phát triển khả năng đề kháng bệnh kuru. Thay vào đó, đột biến kháng bệnh nhiều khả năng đã tồn tại trong cộng đồng người Fore trước dịch kuru, nhưng nó trở nên phổ biến hơn nhiều khi cung cấp lợi thế di truyền: giúp những người mang đột biến sống sót qua sự hoành hành của căn bệnh não nguy hiểm.
Sự chọn lọc các đặc tính di truyền như vậy là nền tảng của quá trình tiến hóa.
Đột biến gen V127 dường như đã ngăn chặn các protein prion thay đổi hình dạng. Các nhà nghiên cứu hy vọng, việc biết rõ chính xác cách đột biến này kháng bệnh ra sao có thể giúp tìm ra cách chữa trị hữu hiệu mới đối với các bệnh prion.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?