Khả năng 'tàng hình' đặc biệt của các loài cá dưới đáy đại dương
Rơi vào hàm cá sấu, hà mã con bị xé xác / Hà mã chen ngang, linh dương "ôm hận" trong hàm cá sấu
Một số loài lại phát triển khả năng “tàng hình” siêu kì lạ ngay cả trong bóng tối.
Các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian và Đại học Duke tiết lộ ít nhất 16 loài cá biển sâu đã phát triển một công cụ tàng hình đáng kinh ngạc để tránh sự phát sáng của các sinh vật phát quang sinh học bằng cách có bộ da… siêu đen. Những loài cá này có thể di chuyển mà không bị phát hiện vì da của chúng hấp thụ hơn 99,5% ánh sáng, ngang với lông vũ của loài chim thiên đường.
Hình ảnh cá rồng Thái Bình Dương siêu đen.
Da của những loài cá dưới biển sâu mới được phát hiện sử dụng một cơ chế hoàn toàn khác để đạt được màu đen còn hơn cả… màu đen thông thường, có thể có nhiều ứng dụng, tạo ra các vật liệu siêu bền, linh hoạt, siêu đen để sử dụng trong mọi thứ, từ tấm pin Mặt Trời đến kính viễn vọng, máy ảnh để ngụy trang.
Để lấy được các chi tiết của con cá, các nhà nghiên cứu đã phải sử dụng các thiết bị máy ảnh tinh vi.
Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đã tiết lộ lý do tại sao các loài cá biển sâu với bộ da đen kì lạ rất khó để chụp ảnh. Nguyên nhân được chỉ ra là bởi da cá hấp thụ gần như tất cả ánh sáng hướng vào nó.
Sắc tố melanin không chỉ có nhiều trong da, mà được phân phối theo một cách thú vị. Melanosome là các túi chứa đầy sắc tố, được gói vào các tế bào sắc tố, từ đó tạo thành một lớp liên tục được đóng gói chặt chẽ rất gần với bề mặt của da. Các melanosome hấp thụ hầu hết ánh sáng hướng vào chúng, nhưng kích thước, hình dạng và sự sắp xếp của này cũng khiến chúng hướng bất kỳ ánh sáng còn lại nào vào các melanosome khác trong tế bào để hút phần còn lại.
Phân tích sâu hơn và mô hình hóa khoảng cách cho thấy khả năng phản xạ lượng ánh sáng vô hạn như vậy có thể làm giảm khoảng cách mà một kẻ săn mồi có thể phát hiện ra cá 6 lần. Ít nhất ba trong số các loài được nghiên cứu là những kẻ săn mồi phục kích được biết đến với mồi nhử phát quang sinh học. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ làn da siêu đen phục vụ để che giấu chúng khỏi ánh sáng của chính chúng.
Các nhà nghiên cứu thậm chí còn tìm thấy làn da siêu đen xung quanh ruột của một loài có tên Cyclothone acclinidens. Liên quan đến phát hiện này, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết có thể là để giúp chúng che giấu ánh sáng phát ra từ bất kỳ bữa ăn phát quang sinh học nào được tiêu thụ gần đây.
Hiểu được cơ chế mới của các loài cá biển sâu kì lạ này để tạo ra làn da siêu đen có thể cải thiện việc sản xuất các vật liệu hiện đang sử dụng cấu trúc được tìm thấy ở chim và bướm. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc áp dụng kỹ thuật mới có thể tạo ra các vật liệu mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn nhiều.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc