Khám phá 5 thành phố biên giới của Việt Nam
Về Làng nổi Tân Lập - Check-in đường xuyên rừng tràm đẹp nhất Việt Nam / Việt Nam lọt top 10 quốc gia đáng sống nhất cho người nước ngoài, có hai chỉ số được đánh giá top 1 thế giới
Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh, là thành phố biên giới, phía đông bắc giáp với Trung Quốc. TP Móng Cái được thành lập vào năm 2008. Móng Cái có địa danh mũi Sa Vĩ nổi tiếng, thường được gọi là nơi chấm nét bút đầu tiên vẽ nên hình bản đồ chữ S Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Dương.
Đền Xã Tắc ở phường Ka Long, TP Móng Cái mới đây được xếp hạng di tích quốc gia. Theo hồ sơ di tích, Đền Xã Tắc được xây dựng khoảng cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14 dưới thời nhà Trần. Đền thờ thần Xã Tắc - bản cảnh thành hoàng của châu Móng Cái xưa, ngoài ra còn thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, long thần thổ địa của bản thôn và các vị tiên công của những dòng họ có công khai khẩn vùng đất này. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
TP Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai là thành phố biên giới ở phía bắc nước ta, phía bắc giáp với Trung Quốc. Thành phố được thành lập vào năm 2004. Ngoài thành phố tỉnh lỵ, tỉnh Lào Cai hiện có thị xã Sa Pa, cùng 7 huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai và Văn Bàn. Ảnh: TSTT.
Tháng 9/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết thành lập TP Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp, trên cơ sở thị xã Hồng Ngự trước đó. TP Hồng Ngự giáp Campuchia về phía bắc, hiện có 5 phường: An Bình A, An Bình B, An Lạc, An Lộc, An Thạnh; cùng 2 xã: Bình Thạnh, Tân Hội. Ảnh: Lê Hồng Nguyên.
Châu Đốc là thành phố biên giới thuộc tỉnh An Giang, phía tây bắc giáp Campuchia. Đây là một trong những trung tâm du lịch nổi tiếng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long với Miếu Bà Chúa Xứ, chợ Châu Đốc "vương quốc khô mắm", làng cá bè... Ảnh: Phạm Nguyễn Khánh Bằng.
TP Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang, được thành lập vào năm 2018. Phía bắc Hà Tiên tiếp giáp Campuchia với đường biên giới trên đất liền dài gần 14 km. Đây là một trong 3 thành phố hiện nay của tỉnh Kiên Giang, cùng với Rạch Giá (tỉnh lỵ) và Phú Quốc. Ảnh: Vạn Trâm.
Tại núi Bình San (núi Lăng) ở Hà Tiên có đền thờ, lăng mộ Mạc Cửu và dòng họ Mạc. Mạc Cửu (1655-1735) được xem là nhân vật có công khai mở đất Hà Tiên khoảng cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18. Ảnh: Hải Lê Phước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất