Khám phá bên trong 'thị trấn ma' bị bỏ hoang, phủ đầy cỏ dại sau thảm kịch Armero 38 năm
Bí ẩn về bài hát ‘tử thần' gây 'ám ảnh' thế giới qua nhiều thập kỷ / Dựng tóc gáy trước khách sạn đậm màu 'cõi âm': Dùng quan tài, vòng hoa để làm đồ trang trí
Ngày 13/11/1985, núi lửa Nevado del Ruiz bất ngờ phun trào sau 69 năm không hoạt động đã tạo ra một dòng bùn đá (lahar) phá hủy toàn bộ thị trấn Armero (Colombia). Do dòng chảy bùn đá tràn vào thị trấn lúc nửa đêm, người dân không kịp sơ tán.
Vụ phun trào khiến các dòng bùn đá, đất và mảnh vụn do núi lửa gây ra chảy cuồn cuộn xuống sườn núi với tốc độ cực nhanh. Những dòng lahar chết người chảy với tốc độ siêu nhanh quét qua thị trấn Armero, cướp đi sinh mạng của hơn 25.000 người trong số gần 29.000 cư dân của thị trấn. Tờ The Sun gọi thảm họa thiên nhiên này là "bi kịch Bi kịch Armero" đồng thời cũng là vụ núi lửa phun trào lớn thứ tư trên thế giới được ghi nhận từ năm 1500.
Các nỗ lực cứu hộ bị cản trở do lớp bùn dày đặc bao phủ toàn bộ thị trấn - khiến việc di chuyển qua đó trở nên vô cùng khó khăn. Vào thời điểm các nhân viên cứu trợ đến thị trấn 12 giờ sau vụ phun trào, nhiều nạn nhân bị thương nặng đã chết. Khung cảnh của thị trấn Nam Mỹ nhộn nhịp một thời tràn ngập cây đổ, xác người chết,... Truyền thông phương Tây cho rằng, thảm họa thảm khốc này có thể tránh được nếu cơ quan chính quyền địa phương không bỏ qua những cảnh báo trước đó.
Marta Lucía Calvache Velasco - giám đốc kỹ thuật của Cơ quan Địa chất Colombia (SGC), đang nghiên cứu núi lửa Nevado del Ruiz chỉ một tháng trước khi vụ phun trào xảy ra.
Cô và các đồng nghiệp của mình đã đệ trình một báo cáo lên Quốc hội Colombia mô tả lịch sử của địa điểm này và cảnh báo rằng một vụ phun trào có thể xảy ra trong những tháng tiếp theo. Tuy nhiên, chính quyền Colombia đã phớt lờ những cảnh báo này. Vào ngày xảy ra thảm kịch, nhiều nỗ lực sơ tán đã được thực hiện nhưng một cơn bão dữ dội đã hạn chế thông tin liên lạc. Nhiều nạn nhân vẫn ở trong nhà như đã được hướng dẫn, với hy vọng rằng vụ phun trào sẽ nhanh chóng kết thúc chỉ sau vài giờ.
Nhiều người tin rằng tiếng ồn từ cơn bão khiến nhiều người dân ở thị trấn không thể nghe thấy âm thanh của vụ phun trào từ núi lửa. Và khi mọi chuyện xảy ra thì đã quá muộn để cứu vãn tình thế.
Trận sóng lahar đầu tiên tấn công thị trấn lúc 23h30, đây là khoảng thời gian mà những người sống sót sau Thảm kịch Armero gọi là "đêm yên tĩnh". Những dòng lahar đưucọ hình thành từ băng, nước, đá bọt và đá núi lửa khác tạo thành làn sóng bùn đất đá quét qua Armero khiến xe ô tô bị lật, đè bẹp người và làm sập các tòa nhà cao tầng.
Tổng cộng có bốn đợt sóng lahar, mỗi đợt kéo dài hơn 3 giờ. Khi các đợt sóng lahar qua đi, 85% thị trấn đã bị bao phủ trong bùn. Những người sống sót mô tả, mọi người bám vào những mảnh vụn từ nhà của họ để cố gắng ở trên lớp bùn dày.
Những đợt sóng lahar chứa gạch đá khổng lồ có thể đè bẹp bất kỳ ai khi quét qua. Trong khi đó, những viên đá sắc nhọn nếu quét qua cơ thể sẽ tạo ra những vết rách, trầy xước lớn. Bùn đất trong đợt sóng lahar khiến vết thương hở bị nhiễm trùng. Những đợt sóng bùn đất dày đặc cũng nhấn chìm và chôn vùi hàng nghìn người chỉ trong vòng vài phút.
Tổng cộng có 13 thị trấn và làng mạc bị phá hủy hoàn toàn trong vụ phun trào núi lửa vào năm 1985.
Sau thảm họa thiên nhiên tàn khốc, thị trấn Armaro cũng bị bỏ hoang.Những người sống sót được chuyển đến các thị trấn Guayabal và Lerida, khiến Armero trở thành một thị trấn ma. Sau 38 năm xảy ra thảm kịch trên, thị trấn Armaro nay chỉ còn là nơi hoang tàn, đổ nát, không có người sinh sống.
Những hình ảnh gần đây của thị trấn Armero cho thấy các tòa nhà bị phá hủy với những bụi cây mâm xôi mọc um tùm và những bức tường đen kịt phủ đầy hình vẽ nham nhở.
Xe cộ xuất hiện lèo tèo trên những con phố bỏ hoang, những ngôi nhà không còn hoàn chỉnh, chỉ còn những lớp sơn cũ kỹ.
Toàn bộ thị trấn đã bị bỏ hoang. Trong khi đó, những ngôi nhà thấp tầng vẫn bị chôn vùi dưới lòng đất. Bước chân vào thị trấn hoang vắng, chỉ còn những tòa nhà cao tầng với gạch vữa rơi lộn xộn.
Để tưởng nhớ thảm kịch, một cây thánh giá cao màu trắng được đặt giữa khu vực bị tàn phá và một đài tưởng niệm lớn khác bao quanh chúng.
Một nhà thám hiểm đã khám phá "địa điểm u ám" này vào năm 2019 cho biết:"Có thể nhìn thấy nhiều cây thánh giá, bia mộ; tôi nghi ngờ rằng hầu hết các thi thể không thực sự được tìm thấy và được chôn cất tại chỗ".
"Armero không phải là một điểm thu hút khách du lịch điển hình nhưng chắc chắn đángđể ghé thăm để tưởng nhớ những người đã mất trong thảm kịch"
"Nó như một lời nhắc nhở đau đớn về hậu quả của việc thiếu sự quan sát, lắng nghe và di tản người dân",... là những bình luận của cư dân mạng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Lão nông đào giếng trong vườn phát hiện 102 kg vàng, tưởng phát tài kết cục nhận về gần 2 triệu đồng
CLIP: Liên minh dũng cảm giữa sóc đất và cầy mangut, đập tan âm mưu xâm lược của rắn hổ mang hung dữ
Lão nông đào được củ sắn dây 400kg sau ngôi nhà cổ, hóa ra là kho báu tiền tỷ, lập tức giàu sau 1 đêm!
CLIP: Cá sấu "quay đầu" bỏ chạy nhanh như chớp khi đụng độ chó săn
Trái đất xuất hiện vết rách khổng lồ, quốc gia lớn thứ 2 thế giới sợ hãi cảnh báo đại thảm họa
Loài động vật quý hiếm cả thế giới chỉ Việt Nam có, giới khoa học nỗ lực tìm mọi cách để bảo tồn