Khám phá căn biệt thự trên đảo Corfu, nơi sinh của Hoàng thân Philip
Biệt thự phố cổ Hà Nội của đại gia thời trang Chương Tailor: Xây bể cá Koi 5 tỷ ở ban công, dành nguyên tầng điều hòa nuôi chim đột biến / CLIP: Khám phá biệt thự triệu đô của 6 sao Việt siêu giàu
Hoàng thân Philip sinh ngày 10/6/1921 tại hòn đảo Corfu của Hy Lạp. Ông là người con thứ 5 và là con trai duy nhất trong gia đình. Cha ông là Hoàng tử Andrew của Hy Lạp và Đan Mạch còn mẹ ông là Công chúa Alice của Battenberg.
Căn biệt thự được vua Hy Lạp George I đặt tên là 'Mon Repos'. Trong tiếng Pháp, "Mon Repos" có nghĩa là "phần còn lại của tôi". (Nguồn: Reuters) |
Theo Reuters, Hoàng thân Philip được sinh ra tại biệt thự Mon Repos vốn là dinh thự hoàng gia của bác ông là Vua Constantine I. Nằm bên bờ biển Ionian thơ mộng, công trình này cũng là một phần của khu khảo cổ Paleopolis, nằm trên đỉnh đồi Analipsis ở khu vực Kanoni, thuộc đảo Corfu.
Gia đình Hoàng thân Philip từng có thời gian sống hạnh phúc trong biệt thự Mon Repos. Tuy nhiên, thời điểm đó Hy Lạp trải qua tình trạng chính trị bất ổn và chỉ 1 năm rưỡi sau, gia đình ông buộc phải chạy trốn sau khi nhà vua bị trục xuất khỏi chính đất nước của mình sau một cuộc nổi dậy tháng 12/1922.
Căn biệt thự được xây dựng vào năm 1828, theo phong cách tân cổ điển, được thiết kế và giám sát bởi kiến trúc sư người Anh George Whitmore, người từng là kiến trúc sư của các cung điện của Thánh Michael và George tại quảng trường lớn Corfu, Spina. Công trình này là món quà của Cao ủy Anh Frederic Adams dành tặng cho vợ ông, Nina Palatianou. Đến năm 1832, gia đình họ đã rời khỏi biệt thự khi ông Adam được cử sang Ấn Độ làm việc. Kể từ đó, Mon Repos trở thành nơi ở của các đời Thống đốc Anh. (Nguồn: Reuters) |
Cho đến năm 1864, khi quần đảo Ionian trở thành một phần của Hy Lạp, ngôi biệt thự thuộc về sở hữu của Vua George I.(Nguồn: Reuters) |
Trong Thế chiến II, khi Italy tấn công và chiếm đóng Hy Lạp, dinh thự này được thống đốc người Italy sử dụng làm nơi cư trú.(Nguồn: Reuters) |
Đến năm 1975, khi Hy Lạp bãi bỏ chế độ quân chủ, chính phủ đương thời và các thành viên hoàng gia đã tranh chấp quyền sở hữu tài sản này. Sau cùng, tòa án Nhân quyền châu Âu đã ra phán quyết Mon Repos thuộc về chính phủ Hy Lạp và trao 7 triệu USD cho cựu vương Constantine của Hy Lạp để bồi thường cho ông những tài sản bị mất. (Nguồn: Reuters) |
Bao quanh ngôi biệt thự là khu vườn rộng lớn, có thảm thực vật dày đặc với hơn 2.000 loài cây quý hiếm, cây bụi và các loại thực vật có nguồn gốc từ các thuộc địa Địa Trung Hải của Anh. Khu vườn này đã được cải tạo thành một công viên với các di tích Corfu cổ đại cùng phần còn lại của các ngôi đền thờ các vị thần Hy Lạp. (Nguồn: Reuters) |
Hiện Mon Repos được sử dụng làm Bảo tàng Khảo cổ học Paleopolis với rất nhiều hiện vật cổ như tranh, tượng điêu khắc và đồ gốm... của thành phố cổ Paleopolis. Công trình này đã được trùng tu vào năm 1990. (Nguồn: Reuters) |
Thiết kế tân cổ điển của Mon Repos được thể hiện rõ ràng qua các cột bên ngoài và bên trong ngôi nhà. Công trình này cũng nằm trong khu phố cổ Corfu - Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. (Nguồn: Reuters) |
Tấm bảng ghi "Hoàng thân Philip, Công tước xứ Edinburgh, sinh năm 1921 tại đây". Cha của Philip, Hoàng tử Andrew, là em trai của Vua Constantine I của Hy Lạp và là cháu của Vua Christian IX của Đan Mạch. (Nguồn: Reuters) |
Hoàng thân Philip không phải là thành viên Hoàng gia duy nhất được sinh tại đây. Năm 1914, Công chúa Sophie của Hy Lạp và Đan Mạch đã chào đời tại Mon Repos. Rồi đến năm 1965, Công chúa Hy Lạp Alexia cũng được sinh ra tại biệt thự thơ mộng này. (Nguồn: Reuters) |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Thông tin chiếc ly gần 900 tỷ đồng: Sản phẩm thời nhà Minh, kiệt tác của lịch sử gốm sứ Trung Quốc