Khám phá căn cứ địa huyền thoại - Rừng Sác
Chiến khu Rừng Sác có vị trí mang tính chiến lược vì nằm sát biển, gần Sài Gòn - căn cứ đầu não của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, lại có địa hình hiểm yếu.
Ngây ngất trên ngọn hải đăng hấp dẫn nhất Việt Nam / Hồ sơ tội ác của bác sĩ 'đồ tể' khét tiếng Thế giới
Rừng Sác là khu rừng nguyên sinh ngập mặn thuộc huyện Cần Giờ, nằm ở hướng Đông Nam TP HCM. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nơi đây đã hình thành một căn cứ địa quan trọng với chiến cục ở miền Nam Việt Nam.
Chiến khu Rừng Sác có vị trí mang tính chiến lược vì nằm sát biển, gần Sài Gòn - căn cứ đầu não của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, lại có địa hình hiểm yếu với rừng rậm bạt ngàn, sông rạch chằng chịt.
Đây là địa điểm thuận lợi cho việc dấu ém quân, tổ chức chống càn, đánh và tiêu diệt sinh lực địch.
Cảnh chỉ huy Trung đoàn 10 đang nghe các chỉ huy phân đội báo cáo tình hình thực địa và hạ quyết tâm tổ chức tập kích phá hủy kho xăng Nhà Bè, một trung tâm cung cấp xăng dầu cho quân lực chế độ Sài Gòn. Công trình bên cạnh là hầm tránh bom.
Tại Sở chỉ huy Đoàn 10, đội trưởng Hà Quang Vóc, chỉ huy trực tiếp trận đánh kho xăng Nhà Bè đang trình bày phương án tác chiến trước Trung đoàn trưởng Lê Bá Ước và Chính ủy Trần Thành Lập. Trong trận này, các chiến sĩ Đội 5 - Đoàn 10 đã thiêu hủy 250 triệu lít xăng, một tàu dầu 12.000 tấn cùng nhiều cơ sở vật chất khác của chính quyền Sài Gòn.
Nhà thông tin là nơi đặt các trang thiết bị thông tin liên lạc nhằm bảo đảm liên lạc thông suốt với Trung ương, Bộ tư lệnh miền.
Trong điều kiện thiếu thốn, các chiến sĩ quân y ở Rừng Sác đã cứu sống gần 500 thương bệnh binh của Trung đoàn 10. Trong quá trình công tác và chiến đấu, 4 bác sĩ và 2 quân y sĩ đã hi sinh trên mặt trận.
Trong những năm tháng kháng chiến gian khổ, công tác nuôi quân luôn được chỉ huy Đoàn 10 Rừng Sác đặc biệt quan tâm. Phần nhiều nhu yếu phẩm do nhân dân giúp đỡ và bộ đội tự túc thu thập như cua, còng, cá, lá kìm, đọt chà là...
Để có nước ngọt ăn uống, chiến sĩ Rừng Sác đã tạo nước ngọt bằng cách đun nước sôi lên rồi hứng lấy nước ngọt bốc hơi bên trong. Với cách làm này 2 chiến sĩ nấu trong 24h có thể thu 300 lít nước ngọt, đủ cho một trung đội ăn uống trong một ngày.
Một cách thức lấy nước ngọt khác là căng vải dù dưới những thân cây để hứng nước mưa.
Xưởng may là nơi sản xuất và sửa chữa quân trang cho các chiến sĩ.
Các cuộc đụng độ giữa người cà cá sấu ở Rừng Sác không phải là hiếm do cá sấu có rất nhiều tại vùng này. Nhiều chiến sĩ đã dũng cảm và mưu trí đánh lại cá sấu khi bị tấn công và thoát hiểm, như trường hợp chiến sĩ Hoàng Dương Chương - dùng dao đâm vào mắt cá sấu khiến con vật ăn thịt phải tháo chạy.
Các cuộc tiễn đưa cảm động luôn diễn ra trước mỗi trận đánh, dù lớn hay nhỏ, vì đó đều có thể là lần cuối cùng các chiến sĩ còn được gặp mặt nhau.
Để vào thăm chiến khu Rừng Sác, du khách sẽ phải đi xuồng máy vượt một quãng đường thủy kéo dài vài cây số xuyên qua rừng ngập mặn. Đây cũng là cơ hội để trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên độc đáo của cánh rừng nguyên sinh nằm sát TP HCM.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang nghỉ trưa, báo đốm bị sư tử đực 'ghé thăm' và cái kết bất ngờ
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
CLIP: Voi nghĩa hiệp cứu tê giác khỏi nanh vuốt của sư sử nhưng nhìn lại cái kết mới 'sốc'
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
Cột tin quảng cáo