Khám phá

Khám phá cầu tàng hình ở pháo đài Hà Lan

Đến pháo đài Fort de Roovere ở Hà Lan, du khách sẽ băn khoăn không biết đi bằng cách nào, bởi pháo đài được bao quanh bởi một hào nước và dường như không có lối vào.

Cung điện bong bóng ở Pháp, ngỡ như công trình kiến trúc đến từ tương lai / Vẻ đẹp lao động của người Việt Nam giành giải nhất cuộc thi ảnh quốc tế

Cầu Moses - Lối vào tàng hình ở đài phòng thủ Hà Lan - Ảnh 1.Từng là tuyến phòng thủ quan trọng hồi thế kỷ 17, West Brabant bao gồm một loạt các pháo đài, thành phố với các vùng đất trũng ở phía bắc, được dùng làm hào nước tự nhiên ngăn kẻ thù, đủ sâu để làm giảm sức tiến quân và đủ nông để không thể dùng thuyền tiếp cận

Cầu Moses - Lối vào tàng hình ở đài phòng thủ Hà Lan - Ảnh 2.Trong số các pháo đài, Fort de Roovere là pháo đài lớn nhất nhưng đã bỏ không từ thế kỷ 19. Gần đây, một nhóm kiến trúc sư đã bắt tay vào dự án tái tạo cảnh quan để biến nó trở thành không gian công cộng cho người dân tập thể dục, thư giãn và đã dẫn tới hình thành một cây cầu "vô hình"

6b13387eef8e1000710974e775cd6d4b36e69634.jpgNhóm kiến trúc sư không muốn phá hỏng cảnh quan tự nhiên của hào nước, nên đã nghĩ ra ý tưởng nối hai bờ đất bằng một cây cầu dẫn vào pháo đài Fort de Roovere

Cầu Moses - Lối vào tàng hình ở đài phòng thủ Hà Lan - Ảnh 4.

Cầu Moses - Lối vào tàng hình ở đài phòng thủ Hà Lan - Ảnh 5.Ý tưởng xây một cây cầu tàng hình chính là giải pháp để vừa tạo lối đi cho người dân, vừa giữ nguyên kiến trúc của hào nước theo lịch sử

Cầu Moses - Lối vào tàng hình ở đài phòng thủ Hà Lan - Ảnh 6.Cây cầu tàng hình được làm hoàn toàn bằng gỗ chống thấm, với cấu trúc như một đường rãnh nhỏ biến mất dưới hào nước

Cầu Moses - Lối vào tàng hình ở đài phòng thủ Hà Lan - Ảnh 7.Nhìn từ hai bên bờ, du khách sẽ thấy rõ cây cầu rẽ nước như thế nào. Hình ảnh này gợi đến câu chuyện về nhà tiên tri Moses, người được Chúa trời rẽ nước Biển Đỏ để cứu dân Israel khỏi gươm đao của đạo quân Ai Cập. Đây cũng chính là lý do nó được đặt tên là cầu Moses

 

Cầu Moses - Lối vào tàng hình ở đài phòng thủ Hà Lan - Ảnh 8.Nhóm kiến trúc sư đã tính toán chiều cao hay độ sâu của cây cầu để nó vẫn an toàn khi có lũ. Khi nước dâng thì dòng chảy sẽ tràn vào những đập nhỏ hai bên đường hào, trước khi tràn vào cầu. Người ta cũng lắp đặt máy bơm để phòng trường hợp nước tràn khỏi đập

Cầu Moses - Lối vào tàng hình ở đài phòng thủ Hà Lan - Ảnh 9.Cây cầu dẫn vào pháo đài mang tới cho du khách cơ hội thưởng ngoạn cảnh quan tuyệt vời nhất trong khi hào nước vẫn được giữ được cảnh quan nguyên bản. Nhóm kiến trúc sư cũng muốn tạo ấn tượng mạnh mẽ rằng, dòng nước như đang rẽ lối để mời du khách vào tham quan

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm