Để ngăn không cho một mộ tặc trộm xác, kho báu, người dân Trung Quốc thời xưa sử dụng nhiều biện pháp như xây mộ giả, đặt bẫy.
'Thích thú' với chú rùa có cả 'khu vườn' trên mai /
Bữa tiệc 'đẫm máu' của chim sẻ ác ôn trên người trâu rừng
Một trong những trường hợp nổi tiếng nhất về làm mộ giả đó là học trò của Khổng Tử đã xây dựng cho thầy của họ 5 ngôi mộ giả để đánh lạc hướng những tên ăn trộm.
Theo học giả nhà Thanh Yu Yue, học trò của Khổng Tử đã xây 5 ngôi mộ giả ở phía tây ngôi mộ chính thức của Khổng Tử khiến mộ tặc không thể quấy phá giấc ngủ ngàn năm của người thầy vĩ đại.
2. Quan tài treo trên vách núi đá. Đây là một trong những biện pháp mà người Quốc sử dụng để ngăn chặn nạn đào trộm mộ thời xưa.
Những quan tài được treo trên vách núi đá cao sẽ khiến mộ tặc gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đạt được mục đích đen tối. Chúng sẽ mất nhiều công sức hơn thậm chí không thành công so với việc trộm mộ dưới mặt đất.
Tuy nhiên, người bình thường cũng không có đủ khả năng làm được những ngôi mộ ở lưng chừng vách núi đá. Thông thường, đó là những quan tài chôn cất người giàu có, quan lại Trung Quốc.
3. Nung chảy sắt để niêm phong mộ. Những ngôi mộ ở hang động sâu trong núi khá an toàn. Những kẻ trộm mộ khó có thể tìm ra.
Tuy nhiên, làm mộ ở đây có một điểm yếu đó là những cửa vào chứa quan tài khá dễ tìm. Do đó, nó đòi hỏi người ta phải nghĩ ra cách khiến những tên trộm khó có thể qua được các cánh cửa.
Vì vậy, những người thợ Trung Quốc thời xưa đã nghĩ ra cách nung chảy sắt làm thành cánh cửa kiên cố khiến mộ tặc khó có thể đột nhập vào bên trong.
4. Sử dụng bẫy làm từ cát và đá. Một trong những biện pháp vô cùng hiệu quả để ngăn chặn nạn trộm mộ đó là đặt bẫy.
Những chiếc bẫy này được làm công phu, có hiệu quả sát thương cao. Chúng cóthể khiến mộ tặc bị thương, thậm chí mất mạng.
Một khi vướng vào bẫy cát, mộ tặc sẽ bị tụt xuống hố hoặc bị những tảng đá từ trên cao rơi xuống đè chết. Do đó, mộ tặc có thể bị chôn sống khi có ý định trộm mộ.
Theo Tâm Anh/Kiến thức