Khám phá công trình quân sự độc đáo tại Quảng Bình (Phần 2)
Ai giúp chúa Nguyễn xây dựng quân đội? (Phần 1) / Xem hổ vằn thua nhục nhã trong màn đấu vật với nai
Có tên là Lũy Thầy vì người dân ở đây tỏ lòng tôn kính với Đào Duy Từ, người đã có công xây dựng chiến lũy hiểm yếu này.
Hệ thống phòng ngựTheo lệnh của Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên, năm Tân Mùi (1631), Đào Duy Từ xây lũy Đồng Hới, tức trường thành Quảng Bình hiện nay tên chữ là Định Bắc trường thành, ta thường gọi là Lũy Thầy, để kỷ niệm công lao của Đào Duy Từ đã khởi công xây dựng nên.
Trước khi bắt tay vào xây dựng, Đào Duy Từ đã thân chinh đi khảo sát địa thế từ cửa sông Nhật Lệ cho đến tận dãy núi Hoành Sơn. Sau khi khảo sát thực địa Đào Duy Từ dùng quân sĩ và nhân dân đắp một trường lũy về phía Nam đồng bằng. Lũy bắt đầu từ cửa Nhật Lệ vòng xuống phía Nam rồi kéo dài sang Tây cho tới dãy núi Hoành Sơn. Trường thành cao một trượng năm thước (6m) phía ngoài đóng cột gỗ, rào kín, trong đắp đất, thành năm bậc rộng voi ngựa có thể đi lại được dễ dàng. Chiều dài của trường lũy hơn 3.000 trượng (khoảng 27.000m). Cứ cách 3 hay 5 trượng (từ 12 - 20m) dựng một chòi canh, trong đặt súng thần công. Cách mỗi trượng (khoảng 4m) lại đặt súng hạng nhỏ, đạn dược cùng chiến cụ khác.
Lũy Đồng Hới (Lũy Thầy) là một trường thành lớn có khả năng ngăn chặn kẻ địch từ Bắc đánh xuống và từ Nam đánh vào. Tuy thành lũy đã kiên cố, nhưng nếu quân địch không đổ bộ ở hải khẩu Nhật Lệ như tính toán mà theo đường thuỷ đi xuống phía Nam, đến bãi biển phía Bắc Cửa Tùng rồi đánh dồn quân Nguyễn từ Nam lên Bắc, quân Nguyễn trước mặt phải đương đầu với quân địch, sau lưng mắc trường lũy Đồng Hới thì không có lối thoát, tất phải ở trong tử địa. Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật đã nghĩ tới cái nguy cơ ấy, cho nên năm Quý Dậu (1633) lại cho đắp thêm trên bãi biển ở giữa cửa Đồng Hới và Cửa Tùng (Minh Linh Hải môn) một bức lũy gọi là Trường Sa lũy, để trợ lực phòng thủ cho lũy Đồng Hới.
Lũy Thầy - công trình quân sự tại Đồng Hới, Quảng Bình. |
Một thành lũy hiểm yếu
Một mặt, Nguyễn Cửu Kiền, trấn thủ Quảng Bình, trồng một bức rào gỗ ngay cửa thuyền sông Nhật Lệ, để ngăn thuỷ quân của bên địch không vào được. Lũy Đồng Hới từ đó trở nên một nơi hiểm yếu ngăn cách hai triều Nam Bắc phân tranh. Nếu quân địch tiến đánh bằng bộ binh thì gặp phải lũy Đồng Hới và lũy Trường Sa, nếu tiến công bằng đường thủy thì gặp phải hàng cột gỗ dăng dây xích ở cửa sông Nhật Lệ. Nhưng nếu quân địch dũng mãnh hơn, dưới nước thuỷ quân phá được hàng rào ở cửa sông Nhật Lệ, theo dòng sông ngược lên phá chiến thuyền rồi trợ lực cho lục quân ở trong đánh ra và ở ngoài đánh vào, lục quân có thể vượt qua trường lũy Đồng Hới theo đường quan báo kéo xuống phía Nam.
Cách một quãng có một đồn binh hiểm yếu ở giữa thành Quảng Bình, thuộc địa phận xã Võ Xá ngày nay. Đồn Binh này là Dinh Mười, địa thế rộng tới vài cây số lại có nhiều quan ải phòng thủ về phía mặt Bắc và mặt Nam. Năm 1648, quân Lê - Trịnh đã chiếm được Dinh Mười và lũy Đồng Hới. Tuy nhiên. quân Lê - Trịnh chưa chiếm được cả miền Nam vì phía Tây còn thành Trường Dục là một trở lực lớn để nhà Lê - Trịnh thống nhất sơn hà. Trải qua bao năm binh lửa đến năm Nhâm Tý (1672), chúa Trịnh Tạc lấy sông Linh Giang làm phân giới Bắc Nam và đình việc chiến tranh.
(Còn nữa)...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào