Khám phá Đại hội Olympic cổ đại
Đại hội cổ đại là lễ hội nổi tiếng nhất trong bốn lễ hội quốc gia của (ba lễ hội kia là lễ Isthmian, Pythian và Nemean). Người chiến thắng đầu tiên trong Đại hội Olympic là Coroebus.
Olympia là chốn linh thiêng nổi bật với bức tượng thần Zeus bằng ngà lớn nhất thế giới. Đây là vị thần của tất cả các vị thần. Nhưng từ rất lâu trước đó, Olympia đã trở thành địa danh nổi tiếng khi là đấu trường thể thao gian khổ nhất không chỉ trên lãnh thổ của đế chế Hy Lạp mà còn trên thế giới trong suốt hàng thế kỷ sau đó. Olympia là địa điểm duy nhất tại Hy Lạp, nơi mà cả thần thánh và con người được tôn thờ.
Phong trào tham gia Đại hội Olympic bắt đầu nở rộ từ thế kỷ VIII trước công nguyên với bộ môn chạy bộ 180m. Môn thi này được tổ chức nhằm đánh dấu thỏa thuận ngừng chiến giữa hai thành phố. Sau đó, trong suốt hàng nghìn năm, nhiều bộ môn thi đấu được tổ chức. Bất cứ bên nào phát động chiến tranh đều bị cho là vi phạm thỏa thuận. Do đó, bên nào gây chiến trong thời gian diễn ra Đại hội Olympic đều sẽ trở thành mối hiểm họa trong mắt thần Zeus.
Cứ 4 năm/lần, các nước lại hạ vũ khí, đình chiến và bắt đầu cuộc tranh tài thể thao trong hòa bình. Đại hội thể thao đầu tiên trong lịch sử loài người chỉ dành cho nam giới. Khi các môn thi đấu trở nên quan trọng thì chốn tôn nghiêm của thần Zeus dần trở thành thành phố thể thao đầu tiên trên thế giới. Thành phố này có nhiều trung tâm huấn luyện, hàng quán, nhà trọ và sân vận động có sức chứa lên đến 40.000 khán giả.
Ảnh minh họa.
Cuộc thi chạy đầu tiên có chiều dài 200m, 400m và cuối cùng là 5.000m. Sau đó, người ta còn tổ chức các môn thi như nhảy cao, đấu vật, phóng lao, ném đĩa...
Trong số đó, nhiều môn thể thao thi đấu ở Đại hội Olympic là phiên bản của chiến tranh như phóng lao, ném đá, chạy mang theo kiếm, vũ khí khác hay mặc áo giáp...
Những vận động viên tham gia thi đấu sẽ tham gia vòng loại và chỉ chọn ra 2 người vào vòng chung kết để tìm ra người chiến thắng. Hai đấu thủ xuất sắc nhất này sẽ thi đấu boxing hoặc đấu vật. Do đó, chỉ những người xuất sắc nhất trong số những người xuất sắc mới có thể lọt vào chung kết và đứng ở vị trí đầu.
Để tham gia thi đấu Đại hội Olympic ở Olympia, nam giới phải luyện tập khổ cực trong suốt 10 tháng và sau đó huấn luyện tiếp 1 tháng ở nơi thi đấu thần thánh này trước khi chính thức so tài.
Vào tháng 7 trong chu kỳ 4 năm/lần, hàng ngàn người từ khắp lãnh thổ Hy Lạp bắt đầu chuyến hành trình đến đỉnh Olympia để so tài thi đấu hoặc theo dõi những cuộc thi đấu đẹp mắt của các vận động viên.
Ngoài các môn thi đấu trên, Olympia còn xây dựng hí trường làm nơi tổ chức môn thi đấu đua ngựa, cưỡi xe ngựa kéo. Bắt đầu mỗi cuộc đua, các xe ngựa sẽ xuất phát từ một hệ thống mê cung để đảm bảo công bằng. Từ đó, những cỗ xe ngựa sẽ phi thẳng vào hí trường.
Người giành chiến thắng trong mỗi môn thi đấu không nhận được huy chương quý giá. Thay vào đó, quán quân cuộc thi nhận được một vòng nguyệt quế làm từ cành oliu cổ và một lá cọ. Giải thưởng to lớn nhất mà người này nhận được đó là khi trở về nhà, mọi tội lỗi mà quán quân từng phạm phải được phép ăn những bữa cơm thịnh soạn suốt quãng đời còn lại và trở thành nhân vật nổi tiếng, được xã hội quan tâm, nể trọng. Thậm chí, người ta còn làm tượng những quán quân cuộc thi và đặt chúng trên đỉnh Olympia. Chưa dừng lại ở đó, tên của họ còn được dùng trong lịch của người Hy Lạp.
Đến năm 394, Hoàng đế La Mã là Theodosius I cấm tổ chức Đại hội Olympic sau hàng nghìn năm tồn tại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Điểm lại những lần ‘thủy quái’ xuất hiện tại Việt Nam khiến dư luận sững sờ: Số 1 là loài gắn với tâm linh
CLIP: Đàn sư tử hợp sức săn voi rừng nhưng cái kết mới khiến người xem 'sốc'
Sự thật gây 'sốc' về chiều cao của Quan Vũ, Lã Bố, Triệu Vân, Mã Siêu: Hóa ra cả thế giới đã bị La Quán Trung lừa bấy lâu nay
Phát hiện ‘quái vật khổng lồ’ dưới đáy hồ, nụ cười quái dị gây ám ảnh, sự thật phía sau mới bất ngờ
CLIP: Đại bàng liều lĩnh xuống sông cướp mồi của cá sấu rồi nhận cái kết khó tin
CLIP: Cậy đông săn trâu rừng lạc đàn, nào ngờ sư tử bị con mồi đuổi cho chạy 'té khói'