Khám phá đảo rắn - Vùng đất chết chóc đáng sợ bậc nhất hành tinh
Trái Đất có thể nóng lên tới 7°C vào năm 2200 / CLIP: Linh dương thoát hiểm ngoạn mục trước hàm cá sấu và móng vuốt sư tử
Hòn đảo thuộc lãnh thổ Brazil, nằm ở phía Nam Đại Tây Dương này hiện được đánh giá là nơi nguy hiểm nhất thế giới, đến mức bị cấm hoàn toàn không cho con người tiếp cận.
Ilha da Queimada Grande có diện tích 45 ha, nằm biệt lập giữa Nam Đại Tây Dương và cách bờ biển Sao Paulo khoảng 35km.
Trước kia, hòn đảo từng mang tên gọi “Đảo Cháy” do ngư dân từng cố chiếm lấy bờ biển bằng cách đốt rừng, xua đuổi động vật hoang dã vào sâu bên trong. Tuy nhiên, sự xuất hiện dày đặc của các loài rắn độc đã khiến nơi đây nổi tiếng hơn với cái tên “Đảo Rắn”. Khí hậu tại đảo khá ôn hòa, tương đồng với đảo lân cận Nimer.
Địa hình và thảm thực vật trên đảo vô cùng phong phú. Theo các nhà nghiên cứu, rừng mưa nhiệt đới phủ kín phần lớn diện tích đảo, trong khi phần còn lại là những bãi đá cằn cỗi và đồng cỏ khô trống trải. Tình trạng mất cân bằng sinh thái hiện rõ khắp nơi trên đảo là hệ quả của nạn phá rừng do con người gây ra từ trước.
Hòn đảo này nổi danh là nơi duy nhất trên thế giới có sự hiện diện của rắn hổ lục đầu vàng – loài rắn cực độc. Dù đang trên bờ vực tuyệt chủng ở các vùng khác trên thế giới, nhưng tại đây, loài rắn này lại sinh sôi mạnh mẽ, với mật độ đáng sợ: trung bình 1 đến 5 con rắn trên mỗi mét vuông. Khi trưởng thành, chúng có thể dài hơn nửa mét và sở hữu nọc độc mạnh gấp 5 lần so với đồng loại trên đất liền do chế độ ăn chủ yếu là chim thay vì động vật có vú.
Bên cạnh rắn hổ lục đầu vàng, đảo Rắn còn là nơi cư trú của khoảng 400.000 con rắn khác, tất cả đều được phân loại là độc hoặc cực độc. Một giả thuyết cho rằng cách đây 11.000 năm, khi mực nước biển dâng lên, loài rắn đã bị cô lập trên đảo, khiến quần thể phát triển vượt ngoài kiểm soát.
Hiện quần thể rắn tại đây đang đối mặt với nguy cơ bệnh tật và đột biến di truyền nghiêm trọng do tình trạng giao phối cận huyết. Theo Danh sách Đỏ IUCN, rắn hổ lục đầu giáo vàng được xếp vào nhóm bị đe dọa nghiêm trọng vì số lượng suy giảm mạnh. Tại Brazil, loài này cũng nằm trong danh mục các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Chỉ một cú cắn của rắn hổ lục đầu vàng cũng có thể khiến một người trưởng thành tử vong do hàng loạt triệu chứng: sưng tấy, nôn mửa, xuất huyết nội tạng, suy thận, hoại tử cơ bắp và thậm chí là xuất huyết não – tất cả có thể xảy ra chỉ trong vòng 2 giờ sau khi bị cắn.
Các nhà khoa học đã xác định chất độc trong nọc của rắn hổ lục đầu vàng chứa Hemotoxin – một loại độc tố có khả năng ăn mòn thịt và mô sống, khiến cơ thể con người và nhiều loài động vật khác bị phá hủy nhanh chóng.
Nọc độc này không chỉ gây tử vong cấp tốc cho con mồi mà còn giúp loài rắn này dễ dàng nuốt chửng nạn nhân sau khi hạ gục.
Sự nguy hiểm đến từ nọc độc, tình trạng cô lập và số lượng rắn độc dày đặc đã biến Ilha da Queimada Grande trở thành một “nghĩa địa sống” khét tiếng trên toàn thế giới!
Người dân Brazil thường truyền miệng hai câu chuyện rùng rợn về những cái chết do rắn gây ra tại hòn đảo này.
Câu chuyện đầu tiên kể về một ngư dân. Trong một lần ghé đảo hái quả, ông đã bị rắn cắn. Dù nhanh chóng quay về thuyền, vài ngày sau, người ta phát hiện ông tử vong trong vũng máu, xác nằm trên con thuyền lênh đênh ngoài khơi.
Câu chuyện thứ hai xoay quanh người canh ngọn hải đăng và gia đình ông. Ngọn hải đăng là công trình duy nhất có mặt trên đảo – nơi gần như không có người sinh sống. Truyền thuyết kể rằng, cư dân cuối cùng tại đây chính là người gác hải đăng. Một đêm nọ, hàng trăm con rắn trườn vào qua cửa sổ, khiến cả gia đình phải bỏ chạy ra thuyền. Tuy nhiên, những con rắn dài hơn nửa mét đã đu từ cành cây, cắn họ cho tới chết trong đau đớn.
Chính vì mật độ rắn độc dày đặc và cực kỳ nguy hiểm, Hải quân Brazil đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn, không cho bất kỳ ai đặt chân lên đảo ngoại trừ các nhà khoa học và nhân viên canh gác ngọn hải đăng.
Từ năm 2010, chuyên trang du lịch Listverse đã xếp hòn đảo này vào vị trí đầu bảng trong danh sách những điểm đến đáng sợ nhất thế giới, vượt qua cả vùng đất ô nhiễm phóng xạ Chernobyl và các núi lửa bùn ở Azerbaijan.
Dù có nhiều tiềm năng du lịch, song do mật độ rắn độc quá cao, chính phủ Brazil đã quyết định phong tỏa hoàn toàn hòn đảo. Mỗi năm, chỉ có Hải quân Brazil và một số nhà nghiên cứu được lựa chọn bởi Viện bảo tồn đa dạng sinh học Chico Mendes – đơn vị bảo tồn liên bang – mới được phép tiếp cận đảo để nghiên cứu. Họ buộc phải có chuyên môn sâu, được trang bị bảo hộ đặc biệt và luôn đi kèm đội ngũ bác sĩ sẵn sàng cấp cứu các trường hợp bị rắn cắn.
Dẫu vậy, một số kẻ săn trộm vẫn mạo hiểm đột nhập vì rắn hổ lục đầu vàng được định giá tới 30.000 USD (tương đương 660 triệu đồng) trên thị trường chợ đen.
Năm 2019, nữ du khách người Australia – Tara Brown – đã bất chấp mọi lời cảnh báo để đặt chân tới Đảo Rắn.
Là người đam mê phiêu lưu mạo hiểm, Tara đã nhận lời tham gia chương trình “60 Minutes” (Australia) với hành trình khám phá Đảo Rắn. Nhóm sản xuất mất tới 6 tháng mới được cấp phép tiếp cận địa điểm nguy hiểm này.
Tuy không thích rắn, Tara cố gắng trấn an bản thân mọi chuyện sẽ ổn thỏa. Đoàn làm phim mang theo xe cứu thương, máy khử rung tim và một ê-kíp y tế chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm.
Tara chia sẻ rằng, trung bình cứ ba bước chân cô lại bắt gặp năm con rắn vàng cực độc. Có lúc cô tiếp cận những con rắn đang ngủ – trạng thái an toàn nhất – để chụp ảnh, nhưng cảm giác lo lắng và sợ hãi vẫn luôn thường trực. Dù không phải kỳ nghỉ lý tưởng, chuyến đi đã mang đến cho cô hiểu biết sâu sắc hơn về loài rắn và hòn đảo độc nhất vô nhị này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đụng độ chó Rottweiler, rắn hổ mang chúa nhận cái kết thê thảm
CLIP: Bị sư tử đe dọa, trăn đá châu Phi tung cú đớp khiến chúa tể đồng cỏ sợ khiếp vía
CLIP: Nằm gọn trong miệng cá sấu, linh dương Impala vẫn thoát chết thần kỳ
CLIP: Đụng độ cầy Mangut, rắn hổ mang Nam Phi bị kẻ thù xé xác
CLIP: Thiếu nữ 17 tuổi tay không đánh đuổi gấu nâu để bảo vệ thú cưng và cái kết đáng tự hào
CLIP: Đi săn ngựa vằn, sư tử bị hành cho 'ra bã'
Một góc của đảo rắn.