Khám phá

Khám phá 'độc' về cây lá khôi chữa dạ dày ở Việt Nam

Cây lá khôi còn có tên gọi khác là cây độc lực. Ở Việt Nam, loài cây này mọc rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Trung, nổi tiếng với công dụng chữa đau dạ dày.

Cây lá khôi có tên khoa học là Ardisia silvestris. Đây là loài cây ưa bóng, thường mọc sâu ở trong các cánh rừng rậm. Ảnh: namlimxanh.

Cây lá khôi được chia thành hai loại là lá khôi tía và lá khôi trắng. Trong đó, lá khôi tía được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay. Ảnh: namlimxanh.

Cây lá khôi nhỏ, mọc thẳng đứng, cao chừng 2m, thân rỗng xốp, lá có răng cưa nhỏ, hoa mọc thành chùm, màu trắng pha hồng tím, quả mọng, khi chín màu đỏ. Ảnh: muabannhanh.

Cây lá khôi ra hoa tháng 5 - 7, mùa quả chín tháng 10 - 12 năm sau. Ảnh: khoahocdoisong.

Ở Việt Nam, cây lá khôi mọc rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Trung như: Lào Cai (Sapa), Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Phú Lộc), Quảng Nam, Đà Nẵng... Ảnh: muabannhanh.

Cây lá khôi nổi tiếng với công dụng chữa các bệnh về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày. Ảnh: nguoiduatin.

Ngoài ra, lá khôi được dùng với lá vối, lá hòe nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với lá vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ. Ảnh: lahien.

Theo Hà Nguyễn/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo