Khám phá hố, bồn địa và “đồng bằng” trên Sao Thủy
Sao Thủy sắp đi ngang qua hệ Mặt trời / Vì sao băng hình thành trên Sao Thủy dù nhiệt độ lên tới 400 độ C?
Bề mặt của sao Thủy
Hố, bồn địa
Các hố va chạm trên Sao Thủy có đường kính từ những hốc nhỏ cho đến những hố nhiều vành rộng hàng trăm kilômét. Chúng đều ở trạng thái bị "phong hóa" dần, từ những hố tỏa tia tương đối mới cho đến những hố tồn tại từ lâu chỉ còn lại dấu vết mờ. Các hố va chạm trên Sao Thủy khác rõ rệt so với hố va chạm trên Mặt Trăng, đây là hệ quả của trường hấp dẫn mạnh hơn của Sao Thủy so với của Mặt Trăng.
Hố va chạm lớn nhất trên Sao Thủy là bồn địa (lòng chảo) Caloris có đường kính bằng 1.550 km. Có thể cú va chạm tạo ra lòng chảo Caloris rất mạnh làm dung nham phun ra, chính vì vậy đã dẫn đến sự hình thành một bờ vành đồng tâm cao hơn 2km bao quanh hố va chạm.
Trên toàn bề mặt Sao Thủy đã được chụp ảnh có khoảng 15 lòng chảo va chạm. Lòng chảo Tolstoj có đường kính đến 400km với nhiều bờ vành có đặc trưng nổi bật đó là vật liệu bắn ra từ lòng chảo này kéo dài tới 500km từ bờ vành và trong lòng chảo đã bị những vật liệu lấp đầy thành địa hình bằng phẳng. Bồn địa Beethoven thậm chí có phạm vi vật liệu bắn ra có đường kính bờ vành đến 625km. Giống như Mặt Trăng, bề mặt Sao Thủy cũng chịu tác động của quá trình phong hóa không gian, bao gồm gió Mặt Trời và tác động của những thiên thạch nhỏ.
Đồng bằng
Trên Sao Thủy có hai vùng đồng bằng khác nhau về mặt địa chất. Những đồng bằng liên miệng núi lửa / hố va chạm là những đặc điểm cổ nhất trên bề mặt, trước khi bề mặt hành tinh bị bắn phá bởi các thiên thạch. Chúng dường như bị làm mờ đi bởi những hố va chạm sớm hơn trước đó, và thường chỉ có các hố với đường kính dưới 30km. Người ta vẫn không biết rõ chúng có nguồn gốc từ các hố va chạm hay là miệng núi lửa.
Những đồng bằng trơn phẳng là những vùng đồng bằng rộng lớn có cao độ thấp và hình dáng tương tự "biển" trên Mặt Trăng. Điển hình là, chúng chiếm đầy một vành rộng quanh Bồn địa Caloris. Không giống như biển trên Mặt Trăng, những đồng bằng trơn phẳng trên Sao Thủy có suất phản chiếu ánh sáng như của những đồng bằng liên miệng núi lửa cổ. Mặc dù thiếu đi nhiều đặc điểm về sự hoạt động núi lửa, địa mạo giống thùy cục bộ ủng hộ giả thuyết cho rằng chúng có nguồn gốc núi lửa.
Một đặc điểm khác thường trên bề mặt Sao Thủy đó là sự xuất hiện của nhiều vách núi cắt qua các đồng bằng. Khi lõi hành tinh lạnh đi, lớp vỏ của nó co lại và dẫn đến địa hình bề mặt bị biến dạng, sụt xuống tạo ra những vách đá này. Những nếp gấp này còn xuất hiện bên trên các hố va chạm hay ở đồng bằng trơn phẳng, và có lẽ những nếp gấp / vách đá này mới hình thành gần đây.
Bề mặt Sao Thủy còn chịu sức hút của lực thủy triều từ Mặt Trời làm cho bề mặt như được dâng lên giống như thủy triều lên xuống - lực thủy triều của Mặt Trời tác động lên Sao Thủy lớn gấp 17 lần lực thủy triều của Mặt Trăng lên Trái Đất.
Có thể thấy dù có bề mặt khá giống với Mặt Trăng nhưng sự hình thành của bề mặt Sao Thủy hoàn toàn khác xa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
Loài người chưa từng biết ẩn nấp ở châu Á suốt 100.000 năm