Khám phá loài ếch kỳ dị có khả năng nghe bằng miệng
Các nhà khoa học đã phát hiện ra được sự thật vô cùng thú vị về loài ếch Gardiner.
Người dân thắp hương khấn vái cây chuối “thần“ 6 bắp / 'Chết cười' trước cảnh hà mã nằm ngửa như chết trương trên mặt nước
Loài ếch Gardiner sinh trưởng tự nhiên trong các cánh rừng thuộc quần đảo Seychelles ở châu Phi. Ếch Gardiner đã sống cô lập trong các khu rừng nhiệt đới trên đảo Seychelles từ 47 đến 65 triệu năm trước, kể từ khi hòn đảo này tách khỏi lục địa chính.
Ếch Gardiner là một trong những loài động vật có xương sống nhỏ nhất, với chiểu dài chỉ 11mm và trên đầu quá nhỏ bé của chúng không có tai.
Ếch Gardiner có thể sử dụng khoang miệng để tiếp nhận âm thanh, trong khi các con ếch thường được cho là không có khả năng nghe vì không có tai giữa và màng nhĩ. Chính sự kết hợp giữa khoang miệng và sự truyền dẫn qua xương cho phép loài ếch này nghe hiệu quả mà không cần sử dụng đến tai giữa.
Để chứng minh loài ếch Gardiner sử dụng âm thanh để liên lạc, các nhà khoa học đã đặt những chiếc loa trong những khu rừng tự nhiên ở Seychelles và bật một số đoạn ghi âm tiếng ếch kêu. Kết quả là những con ếch đực đã ngay lập tức đáp lại những tiếng kêu được ghi sẵn. Điều đó chứng tỏ rằng chúng có nghe thấy âm thanh trong đoạn ghi âm.
Bằng cách nghiên cứu hình ảnh trên tia X và các mô phỏng số, những nhà nghiên cứu phát hiện ra những con ếch Gardiner tiếp nhận âm thanh qua đầu. Miệng của chúng khuếch đại tần số và âm thanh được truyền qua xương và các mô trong hộp sọ vào tai trong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Báo hoa mai trổ tài ‘khinh công’, lao lên không trung đoạt mạng đại bàng trong chớp mắt
CLIP: Nhện độc giăng bẫy, hạ gục rắn bằng vũ khí đáng sợ
CLIP: Cá sấu mõm ngắn ‘xẻ thịt’ trăn khổng lồ
CLIP: Hươu cao cổ mẹ ác chiến với bầy sư tử, giải cứu con non
Vì sao con người phải lọc và đun sôi nước để uống, trong khi động vật hoang dã có thể uống trực tiếp mà không bị ảnh hưởng?
Loài chim Việt Nam quý hiếm bậc nhất sách đỏ thế giới: Đã biến mất hoàn toàn ở miền Nam, cận kề bờ vực tuyệt chủng
Cột tin quảng cáo