Khám phá

Khám phá loài nhện trông như 'bộ xương khô', sống dưới đáy biển sâu 570 mét

Các nhà khoa học đã khám phá ra loài nhện mới với vẻ ngoài độc nhất vô nhị, sống ở độ sâu 1.800 feet dưới bề mặt Biển Ross của Nam Cực.

Điểm danh 10 loài động vật biển lớn nhất lịch sử trái đất, có sinh vật trái tim to bằng ô tô / Phát hiện đầu lâu của quái vật biển khổng lồ: Rợn người vì ngoại hình dị hợm, kích thước mới gây choáng

Loài nhện kỳ lạ

Một loài nhện biển mới được phát hiện đã được kéo lên từ độ sâu hơn 1.800 feet dưới bề mặt Biển Ross của Nam Cực. Theo trang IFL Science đưa tin, một sinh vật kỳ lạ màu vàng giống nhện với bốn mắt gần như đen và móng vuốt lớn như củ hành đã được kéo lên từ độ sâu của đại dương ngoài khơi Nam Cực.

Loài động vật chưa từng thấy trước đây là nhện biển - họ hàng xa của cua móng ngựa và loài nhện sống dưới đáy đại dương, ăn qua vòi giống như rơm thay vì miệng và thở bằng chân. Các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 1.000 loài loài nhện biển trên khắp thế giới.

Loài mới được phát hiện chính là Austropallene halanychi ở độ sâu khoảng 1.870 feet (570 mét) bên dưới mực nước biển.

Đồng tác giả nghiên cứu Andrew Mahon, nhà sinh vật học tại Đại học Central Michigan, chia sẻ với Live Sicence: Ngoài tất cả những điều kỳ lạ khác về nhện biển, loài mới này còn có những móng vuốt lớn trông giống như găng tay đấm bốc, nó có thể dùng để tóm lấy những thức ăn mềm như hải quỳ và giun.

Nhện biển dài khoảng 0,4 inch (1 cm), nhưng đôi chân của nó duỗi dài gần 1,2 inch (3 cm), một số loài có thể phát triển lớn hơn nhiều, đạt rộng gần 2 feet (60 cm).

 

Để tìm hiểu thêm về môi trường biển ở khu vực này này, các nhà nghiên cứu thả lưới sâu dưới nước để nhặt bất cứ thứ gì có thể lơ lửng ở phía dưới. Sau khi kéo lưới lên, họ phân loại mọi thứ bắt được và bảo quản từng mẫu vật trước khi chuyển chúng trở lại phòng thí nghiệm để phân tích thêm.

Nhưng với rất nhiều loài mới có tiềm năng cần mô tả, có thể mất thời gian để xem qua tất cả các mẫu. A. halanychi lần đầu tiên được kéo lên vào năm 2013 bởi Nathaniel B. Palmer, một tàu nghiên cứu của Hoa Kỳ. Gần đây, Mahon và đồng nghiệp Jessica Zehnpfennig đã lấy nó ra khỏi kho và xác định đây là một loài mới đối với khoa học bằng cách phân tích hình dạng cơ thể và di truyền.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng có thể sắp hết thời gian để nghiên cứu đáy biển Nam Cực. Mahon chia sẻ, khi khí hậu tiếp tục thay đổi, vùng nước ấm hơn có thể đe dọa đến tương lai của một số loài sống trong hệ sinh thái biệt lập và độc đáo này, đồng thời nhà nghiên cứu khẳng định một trong những lý do khiến các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu đáy biển Nam Cực là để giúp mô tả và bảo vệ sự đa dạng sinh học này trước khi quá muộn.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm