Khám phá loài rùa cổ đại lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất
Bí ẩn hài cốt không giống người bên trong mặt nạ tử thần 2.100 tuổi / Khai quật cổ mộ trong kim tự tháp Maya, hé lộ bí mật động trời về 'Vua rắn'
Rùa mặt đất (Stupendemys geographicus) là loài rùa lớn nhất được biết đến. Dựa trên một hóa thạch mai rùa dài tới 3,3 mét, ước tính tổng chiều dài cơ thể của nó có thể đạt tới 5 mét (vì cổ cũng rất dài) và nặng khoảng 5 tấn. Vì phát hiện ra hóa thạch mới nên các nhà khoa học lại có thêm cơ hội để khám phá thêm kiến thức về loài rùa siêu khổng lồ này!
Họ hàng gần của rùa mặt đất ngày nay là loài Podocnemis expansa sống ở Nam Mỹ. Chiều dài thân của chúng là khoảng 75 cm đến 1 mét và trọng lượng trung bình là 90 kg.
Một mẫu hóa thạch mai rùa mặt đất (Stupendemys geographicus).
Podocnemis expansa là một loài rùa trong họ Podocnemididae. Loài này được Schweigger mô tả khoa học đầu tiên năm 1812. Loài rùa này được tìm thấy trong lưu vực sông Amazon Con trưởng thành thường đạt kích thước dài 1 m. Rùa cái có mai phẳng rộng và kích thước lớn hơn và số lượng nhiều hơn so với rùa đực.
Marcelo Sánchez, giám đốc Viện Cổ sinh vật học tại Đại học Zurich ở Thụy Sĩ đã nghiên cứu các mẫu hóa thạch mới được tìm thấy ở Colombia và Venezuela trong những năm gần đây cho biết: 'Có nhiều mẫu hóa thạch mai rùa có chiều dài lên tới hơn 3 mét với trọng lượng ước tính là 1145 kg, gấp hơn 100 lần rùa Podocnemis expansa'.
Theo những nghiên cứu cho thấy, theo thời gian, trọng lượng của rùa mặt đất đã bị suy giảm đáng kể, nhưng nó vẫn là loài rùa lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất.
Nhà cổ sinh vật học người Venezuela - Rodolfo Sánchez và một mẫu hóa thạch mai rùa mặt đất khổng lồ được phát hiện ở Urumac, Venezuela, có niên đại khoảng 8 triệu năm trước.
So sánh kích thước của rùa mặt đất khổng lồ với người trưởng thành và loài rùa Podocnemis expansa ngày nay.
Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một mẫu hóa thạch gần như hoàn chỉnh của loài rùa mặt đất. Mẫu hóa thạch này thể hiện một số đặc điểm chưa được tìm thấy trước đây, đó là cặp mấu sừng dài.
Không phát tất cả những con rùa mặt đất khổng lồ đều có cặp mấu sừng dài này, trên thực tế nó chỉ tồn tại ở những cá thể đực. Cặp sừng này không mọc trên đầu mà chúng được mọc ở mặt trước của thân và hai bên cổ và nó được xem như đặc điểm nổi bật của những con rùa đực.
Cặp sừng trên thân mai của rùa đực.
Tái tạo hình ảnh của những con rùa mặt đất khổng lồ: cá thể đực (phía trước) và con cái (phía sau bên trái).
Qua những phân tích và suy đoán, các nhà cổ sinh vật học cho rằng cặp sừng trên thân mai của loài rùa mặt đất có chức năng phòng thủ. Tuy chúng có kích thước khổng lồ và lớp mai vô cùng cứng chắc, nhưng ở thời đại mà chúng sinh sống thì loài rùa này vẫn có những kẻ thù tự nhiên đó là loài cá sấu Purussaurus.
Theo những vết cắn được phát hiện qua những mẫu hóa thạch của loài rùa mặt đất khổng lồ thì rõ ràng chúng đã bị loài cá sấu Purussaurus tấn công, và lực cắn từ những cú đớp của loài cá sấu khổng lồ này hoàn toàn có thể phá vỡ lớp mai 'kiên cố' của loài rùa Stupendemys geographicus.
Điều này cũng tương tự như cách mà loài cá sấu Caiman đen Amazon giết chết những con rùa Podocnemis expansa ngày nay.
Purussaurus là một chi tuyệt chủng của caiman khổng lồ sống ở Nam Mỹ trong thời đại Miocene, từ Colhuehuapian đến Montehermosan trong phân loại SALMA.
So sánh kích thước của một con cá sấu Purussaurus với con người.
Ngoài phát hiện ra hóa thạch mai rùa, các nhà khảo cổ còn tìm kiếm thêm được những mẫu xương khác mà trước đó chưa từng được phát hiện. Dưa trên cơ sở phân tích và giải phẫu những mẫu hóa thạch mới, các nhà cổ sinh phật học cũng xác định và chứng minh được rằng loài rùa khổng lồ này có mối quan hệ với rất nhiều loài rùa sống ở Amazon ngày nay.
Sọ và hóa thạch xương hàm của rùa mặt đất khổng lồ.
Vị trí phân loại của loài rùa mặt đất khổng lồ.
Các hóa thạch trong phân tích này đến từ Brazil, Colombia, Venezuela và các quốc gia khác. Người ta thấy rằng khu vực này bao phủ gần như toàn bộ phần phía bắc của Nam Mỹ. Các khu vực hoang vắng ngày nay - nơi tìm thấy hóa thạch rùa mặt đất khổng lồ trước đây từng là những vùng đất ngập nước và rừng mưa nhiệt đới.
Sơ đồ của vị trí nơi tìm thấy hóa thạch rùa mặt đất.
Nhà cổ sinh vật học, giáo sư Edwin Cardina và hóa thạch của loài rùa mặt đất.
Rùa mặt đất khổng lồ sống ở miền trung và bắc của Nam Mỹ từ 13 đến 5 triệu năm trước. Đánh giá từ các tầng địa chất nơi tìm thấy hóa thạch cho thấy loài rùa khổng lồ này thường sống ở những ao, hồ trong rừng mưa nhiệt đới hoặc trong các dòng sông chảy chậm. Chúng dành phần lớn thời gian trong nước và chủ yếu ăn thực vật. Hóa thạch đầu tiên của loài này được tìm thấy vào những năm 1970 và được đặt tên từ năm 1976, cho tới nay đây vẫn được xem là loài rùa có kích thước to lớn nhất từng được con người phát hiện.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
Quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới: Gấp 4 lần Trung Quốc, 3 nước châu Âu cộng lại cũng không bằng
Ngư dân nhặt được rùa vàng nhỏ liền đổi lấy 1 triệu đồng, khóc ròng khi biết giá trị thật lên đến 660 tỷ