Khám phá

Bí mật về loài rắn có chân: Hậu duệ chung tổ tiên với 'quái thú bá chủ đại dương' Thương long?

Loài rắn có chân Najash rionegrina trước đây từng được cho là có cùng tổ tiên với loài thằn lằn biển lớn Thương long.

Câu chuyện bí ẩn về xác ướp vị phu nhân Trung Hoa kỳ lạ nhất thế giới: 2.000 năm tuổi da vẫn mềm, tóc vẫn xanh, có máu chảy trong tĩnh mạch / Cổ mộ bé gái 9 tuổi tại Tây An với vô số cổ vật giá trị đi kèm với lời nguyền trên nắp quan tài 'mở ra là chết'

Lịch sử Trái Đất từng chứng kiến sự tồn tại của nhiều loài sinh vật kỳ dị và rất khác biệt so với ngày nay. Câu hỏi "Loài rắn có chân không?" được giới khảo cổ giải đáp thông qua những phân tích hóa thạch, tạo nên những mảnh ghép cho bức tranh tiến hóa của sinh vật trên hành tinh.

Thằn lằn biển lớn Thương long từng bá chủ đại dương suốt 20 triệu năm. Ảnh: Internet
Thằn lằn biển lớn Thương long từng bá chủ đại dương suốt 20 triệu năm. Ảnh: Internet

Theo phân tích của giới khảo cổ học về một phát hiện hóa thạch hiếm thì loài rắn có chân, nhưng là cách đây rất lâu và chúng mang đến cuộc cách mạng trong kiến thức hiểu biết của con người về loài bò sát này.

1. Loài rắn có chân Najash rionegrina: sinh vật nguyên thủy bậc nhất của Trái đất.

Các nhà khảo cổ học đến từ Argentina, Canada, Australia và Mỹ đưa ra kết luận từ phân tích của họ về hộp sọ ba chiều được bảo tồn của loài rắn Najash rionegrina sống ở Kỷ Phấn Trắng, và chỉ ra rằng loài rắn đã tuyệt chủng này sở hữu chân sau khoảng 70 triệu năm trước khi phát triển và tiến hóa sang vẻ ngoài hoàn toàn mới.

Bí mật loài rắn có chân: Hậu duệ chung tổ tiên với quái thú bá chủ đại dương Thương long? - Ảnh 2.

Hình ảnh phục dựng về loài rắn Najash rionegrina có chân sau. Nguồn: Internet

 

Điều này cho thấy, các nhà khoa học viết trong một bài báo trên tạp chí Science Advances, rằng những con rắn có chi sau đã phát triển thành công và ổn định theo thời gian chứ không chỉ đơn giản là trải qua giai đoạn nhất thời.

Tuy nhiên, việc thiếu bằng chứng về các chi trước ở loài rắn Najash rionegrina và những con rắn nguyên thủy khác cho thấy những con rắn này (có chi sau nhưng không có chi trước) có khả năng thích nghi với môi trường sống ở một thời điểm sớm hơn trong quá trình tiến hóa của nó.

Các hóa thạch hiếm và nổi tiếng của loài rắn có chi sau được tìm thấy ở tỉnh Río Negro thuộc vùng phía bắc Patagonia (Argentina) cũng có những câu chuyện lịch sử khác để kể.

Phân tích hộp sọ cho thấy Najash rionegrina thiếu hẳn bộ phận gọi là crista tetfenestralis, một loạt các mào xương từ lâu được coi là một đặc điểm xác định của loài rắn nói chung, nhưng chúng vẫn có xương gò má - loại xương đã biến mất hoàn toàn trong hậu duệ hiện đại của chúng.

Bí mật loài rắn có chân: Hậu duệ chung tổ tiên với quái thú bá chủ đại dương Thương long? - Ảnh 3.

Hộp sọ hóa thạch gần như nguyên vẹn của loài rắn có chân Najash rionegrina. Nguồn: Cosmos Magazine

 

"Phát hiện của chúng tôi ủng hộ ý tưởng rằng tổ tiên của những con rắn hiện đại là những con rắn lớn và miệng to, thay vì những hình dạng phù hợp cho lối sinh sống đào hang (cơ thể dài và tay chân ngắn đi) như suy nghĩ trước đây", tác giả chính Fernando Garberoglio, từ Fundación Azara tại Đại học Maimónides (Argentina) nói.

Loài rắn có chi sau này cũng cách mạng hóa sự hiểu biết của chúng ta về xương gò má ở loài rắn và thằn lằn, đồng tác giả Michael Caldwell, từ Đại học Alberta (Canada) cho biết.

2. Sau hơn 1 thế kỷ: bác bỏ giả thuyết loài rắn có chung tổ tiên với thương long

"Sau 160 năm hiểu sai về loài rắn có chi này, phân tích mới nhất của các nhà khoa học đã "sửa sai" về tính năng rất quan trọng của loài rắn (chúng là những con rắn lớn và miệng to) không dựa trên phỏng đoán, mà dựa trên bằng chứng thực nghiệm."

Kiến thức về sự tiến hóa của loài rắn đã bị cản trở bởi những hóa thạch hiếm và khó tìm vì vậy việc tìm thấy ra 8 hộp sọ Najash rionegrina - gần như trong tình trạng hoàn toàn nguyên vẹn - và những dấu tích hóa thạch khác là điều đáng mừng đối với các nhà sinh vật học.

 

Phát hiện này bác bỏ giả thuyết lần đầu tiên được đưa ra bởi các nhà khảo cổ học thế kỷ 19, dẫn đầu là nhà cổ sinh học Mỹ Edward Drinker Cope (1840-1897), rằng loài rắn có chung tổ tiên đại dương với Thương long Mosasaur (thằn lằn biển lớn sống ở Kỷ Creta sớm, từng bá chủ đại dương, đã tuyệt chủng).

Các hóa thạch đầu tiên của loài thằn lằn biển lớn này được phát hiện trong mỏ đá vôi năm 1764 tại hạ lưu vùng Meuse, Pháp. Với những đặc điểm tương đồng về hàm và hộp sọ, nhiều nhà cổ sinh vật học thể kỷ 19 đã nhận định Thương long và loài rắn có chung tổ tiên.

Trong suốt 20 triệu năm cuối của kỷ Creta, với sự tuyệt chủng của thằn lằn cá Ichthyosaur và thằn lằn biển Pliosaur, Thương long Mosasaur là loài săn mồi thống trị đại dương.

Bí mật loài rắn có chân: Hậu duệ chung tổ tiên với quái thú bá chủ đại dương Thương long? - Ảnh 5.

Hình ảnh phục dựng của loài Thương long, từng được cho là có cùng tổ tiên với loài rắn có chân Najash rionegrina. Nguồn: Internet

Fernando Garberoglio và các đồng nghiệp đã sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính để hình dung cấu trúc hộp sọ, kiểm tra đường đi của các dây thần kinh và mạch máu, cũng như cấu trúc xương mà không thể nhìn thấy nếu không làm hỏng hóa thạch.

 

Loài rắn có chi sau Najash rionegrina, các nhà khoa học nói, có liên quan chặt chẽ với một dòng rắn cổ xưa sống ở lục địa phía nam bán cầu của siêu lục địa Gondwana (cách đây khoảng 200 triệu năm).

Hóa thạch loài rắn Najash rionegrina được xem là hóa thạch nguyên thủy nhất từ trước tới nay. Chúng cung cấp bằng chứng cho thấy quá trình tiến hóa qua hàng triệu năm của loài rắn hiện đại. Những hóa thạch nguyên vẹn này đã làm sáng tỏ mối quan hệ của những loài rắn sống ở thời kỳ Đại Trung sinh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm