Khám phá

Khám phá nghĩa địa 25.000 năm tuổi của những quái vật khổng lồ thời băng hà

DNVN - Một phát hiện khảo cổ chấn động vừa được công bố tại di chỉ Langmannersdorf, bang Hạ Áo (Áo), khi các nhà khoa học hé lộ tàn tích của một "nghĩa địa quái vật" – nơi yên nghỉ của ít nhất năm con voi ma mút khổng lồ từ thời kỳ băng hà cách đây 25.000 năm.

Chấn động với tác phẩm nghệ thuật 200.000 năm tuổi, dấu tích của một loài người khác? / Hai “thây ma vũ trụ” phát nổ: Mảnh vỡ cổ đại đang nằm rải rác khắp Trái Đất

Theo Heritage Daily, khu vực này từng là một trại săn bắn nhộn nhịp trong thời kỳ Cực đại Băng hà Cuối cùng một giai đoạn khắc nghiệt bậc nhất trong lịch sử tiến hóa của loài người.

"Nghĩa địa quái vật" được khai quật tại Áo - Ảnh: ÖAW

"Nghĩa địa quái vật" được khai quật tại Áo - Ảnh: ÖAW

Các nhà khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Áo (ÖAW) đã phát hiện hai đống xương ma mút đồ sộ, nằm cách nhau chỉ 15 mét, cho thấy đây không chỉ là nơi ngẫu nhiên xảy ra cái chết của động vật mà là một khu vực săn bắt giết mổ có tổ chức của người tiền sử.

Ngoài hài cốt của các "gã khổng lồ", các nhà nghiên cứu còn tìm thấy công cụ đá và đầu giáo bằng ngà bằng chứng rõ ràng cho thấy người cổ đại đã không chỉ săn ma mút để lấy thịt mà còn chế tác ngà voi ngay tại chỗ.

“Việc phát hiện không chỉ các bộ xương rải rác mà là cả một khu vực tập trung nhiều tàn tích cho thấy đây là một điểm chế biến động vật được sử dụng nhiều lần trong thời gian dài. Điều này vượt xa mong đợi ban đầu của chúng tôi,” nhà nghiên cứu Marc Händel từ Viện Khảo cổ học Áo nhận định.

Thông qua các kỹ thuật hiện đại như phân tích DNA cổ, đồng vị ổn định và định tuổi bằng carbon phóng xạ, nhóm nghiên cứu đã từng bước tái hiện lại bức tranh sinh động về cuộc sống của tổ tiên chúng ta: những thợ săn gan dạ đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt và những con thú khổng lồ trong một thế giới băng giá.

 

Khám phá này là một phần của dự án MAMBA viết tắt của “Khám phá sự tích tụ xương voi ma mút ở Trung Âu” một nỗ lực hợp tác quốc tế nhằm tìm hiểu nguyên nhân đằng sau sự biến mất của loài ma mút.

Nhiều bằng chứng cho thấy sự suy giảm dân số của loài này có liên quan chặt chẽ đến sự mở rộng lãnh thổ của con người và việc săn bắt quá mức, bên cạnh các biến đổi khí hậu nghiêm trọng vào cuối kỷ băng hà.

Như Ý (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm