Khám phá nguồn gốc của giày cao gót
Sự tích về nguồn gốc rùng rợn ngoài đời của búp bê "ma ám" Annabelle / Nguồn gốc của trí thông minh là "hormone hạnh phúc"
Hiện tại, giày cao gót gần như chỉ dành cho phụ nữ. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng trong lịch sử phát triển của giày cao gót. Ở nhiều thời điểm khác nhau trong quá khứ, giày cao gót cũng là đồ dùng không thể thiếu của nam giới. Khi mới ra đời, người ta sử dụng giày cao gót vào những mục đích thiết thực trong đời sống và thể hiện địa vị xã hội, thay vì chỉ dùng để làm đẹp.
Mặc dù chúng ta không biết chính xác giày cao gót do ai tạo ra, nhưng nó đã được các diễn viên Hy Lạp cổ đại sử dụng. “Kothorni” là một loại giày xuất hiện tại Hy Lạp vào khoảng năm 200 trước Công nguyên. Nó có chiều dài từ 8 đến 10cm với phần đế cao làm bằng gỗ. Người ta nói rằng chiều cao của đôi giày giúp khán giả phân biệt tầng lớp xã hội và tầm quan trọng của các nhân vật khác nhau trên sân khấu. Vào thời kỳ này, giày Kothorni không được sử dụng vào mục đích đi lại trên đường. Nó chỉ là một phần của bộ trang phục mà các nghệ sĩ dùng để biểu diễn trên sân khấu.
Giày cao gót xuất hiện nhiều hơn vào thời Trung cổ ở châu Âu. Khi đó, cả nam giới và phụ nữ đều đi một loại giày gọi là patten (giày đi bùn). Đường phố của nhiều thành phố châu Âu thời Trung cổ rất lầy lội và bẩn thỉu, trong khi giày dép của thời kỳ đó được làm từ chất liệu mỏng manh và đắt tiền. Vì vậy, để tránh làm hỏng những sản phẩm này, cả nam giới và phụ nữ đều chọn đi giày patten có phần đế cao, giúp nâng bàn chân cao hơn mặt đất.
Trong khi giày patten được sử dụng chủ yếu cho mục đích thực tế [đi lại trên đường], một loại giày khác ở châu Âu phục vụ cả chức năng thực tế và mang tính biểu tượng. Chopine là loại giày gần giống với patten. Những phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu ở thành phố Venice (Ý) sử dụng nó trong giai đoạn từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17. Người ta cho rằng giày chopine càng cao bao nhiêu thì địa vị của người mang nó càng lớn bấy nhiêu. Cá biệt một số đôi giày cao đến 50cm. Như chúng ta có thể dự đoán, đây không phải là loại giày giúp việc đi lại trở nên dễ dàng. Những phụ nữ mang giày chopine cần người hầu đứng bên cạnh để hỗ trợ họ giữ thăng bằng. Có lẽ việc phô trương sự giàu có và địa vị không chỉ thể hiện qua chiều cao của giày chopine, mà còn qua thực tế là cần những người hầu chỉ để hỗ trợ một người phụ nữ giàu có đi lại.
Mặc dù cả giày patten và giày chopine đều nâng cao bàn chân của người đi lên khỏi mặt đất, chúng có nhiều nét tương đồng với giày platform [loại giày có đế dày] hơn là giày cao gót. Để tìm thấy loại giày giống với giày cao gót ngày nay, chúng ta phải rời khỏi các đường phố của châu Âu thời Trung cổ và đi về phía Đông đến đất nước Ba Tư.
Không rõ giày cao gót xuất hiện ở Ba Tư từ khi nào, nhưng hình ảnh một người đàn ông cưỡi ngựa in trên một chiếc bát sứ cổ cho thấy nó đã được sử dụng ít nhất từ thế kỷ 9 sau Công nguyên. Các kỵ binh Ba Tư đi giày cao gót bởi vì nó giúp giữ chân của họ cố định vào bàn đạp ở yên ngựa.
Đến cuối thế thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, hoàng đế Ba Tư Abbas I cử các nhà ngoại giao tới châu Âu để tìm kiếm liên minh chống lại kẻ thù chung là Đế quốc Ottoman. Các nhà sử học cho rằng, tầng lớp quý tộc ở châu Âu cảm thấy vô cùng ấn tượng khi nhìn thấy những đôi giày của người Ba Tư nên đã bắt chước theo. Giày cao gót Ba Tư nhanh chóng được chấp nhận như một biểu tượng của sự nam tính. Ngoài việc sử dụng cho mục đích thực tế là cưỡi ngựa, nó cũng góp phần thể hiện địa vị xã hội.
Đến cuối thế kỷ 17, phụ nữ cũng đi giày cao gót khi xã hội châu Âu nổi lên xu hướng phụ nữ chạy theo mốt thời trang nam giới. Điều này có phải là một nỗ lực có chủ ý của phái nữ nhằm giành lại quyền bình đẳng với nam giới hay không lại là một chủ đề thảo luận khác. Dù thế nào đi nữa, nam giới đã ngừng sử dụng giày cao gót vào thế kỷ 18. Thời kỳ Khai sáng không chỉ mang đến sự thay đổi trong cách nghĩ mà còn cả cách ăn mặc của nam giới. Người ta quan niệm nam giới sống chủ yếu dựa vào lý trí, thứ được phản ánh trong phong cách ăn mặc nghiêm trang của họ. Vì vậy, việc nam giới đi giày cao gót, trang điểm hay lối ăn mặc diêm dúa được coi là thiếu lý trí nên bị loại bỏ.
Không lâu sau, phụ nữ cũng ngừng sử dụng giày cao gót do việc đi lại của họ gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, giai đoạn này không kéo dài quá lâu, khi giày cao gót trở lại thị trường vào giữa thế kỷ 19. Cùng với sự ra đời và phát triển của công nghệ nhiếp ảnh, các nhà sản xuất sách báo đã thường xuyên sử dụng ảnh chụp các thiếu nữ xinh đẹp đi những đôi giày cao gót kiểu hiện đại [theo tiêu chuẩn ngày nay] để thu hút người đọc. Chúng được ví như một loại “vũ khí” lợi hại giúp phái đẹp tăng chiều cao, khiến đôi chân trông dài hơn, vóc dáng thêm mảnh mai, điệu đà và hấp dẫn hơn. Đây có thể là sự khởi đầu cho mối liên hệ giữa giày cao gót với sự nữ tính.
Đến thập niên 1930, giày gót nhọn ra đời nhưng phải đến khoảng thập niên 50 chúng mới trở nên phổ biến. Gót giày mảnh mai hơn, thon nhọn dần về phía dưới. Vào những năm 1950, hai chuyên gia làm giày Salvatore Ferragamo (người Italy) và Roger Vivier (người Pháp) đã cho ra đời các thiết kế giày cao gót kiêu sa. Ngay lập tức, giày cao gót trở thành “cơn sốt” của phái đẹp.
Từ giữa thế kỷ 20 đến nay, các nhà sản xuất đã chế tạo giày cao gót từ nhiều chất liệu khác như cao su, nhựa, vải tổng hợp. Các mẫu thiết kế và mẫu hoa văn ngày càng trở nên độc đáo và hấp dẫn hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Trong 'Tây Du Ký', đây là 5 người không có đối thủ khắp Tam giới, Phật Như Lai và Ngọc Hoàng đều không có tên trong danh sách
CLIP: Cuộc đụng độ kịch tính giữa sói đồng cỏ và báo sư tử, màn quyết chiến căng thẳng đến phút cuối