Giày "Hoa bồn để" trông rất khó đi nhưng tại sao phi tần nhà Thanh luôn sử dụng: Vì thẩm mỹ hay là vì hoàng đế yêu cầu?
Thuật Cản Thi ở Trung Quốc: Cổ thuật dẫn dắt thi thể người chết tha hương trở về quê nhà, bí ẩn đang dần được hé mở / Đàn ông Trung Quốc cổ đại vì nghèo khổ nên không thể lấy vợ, họ phải làm sao để có người nối dõi tông đường?
Ở thời Trung Quốc cổ đại, hầu như các nữ nhân ở trong cung đều mang giày "Hoa bồn để" dù trông nó rất khó giữ cân bằng. Vấn đề này khiến các thế hệ sau luôn thắc mắc: Họ sử dụng giày "Hoa bồn để" là vì đẹp hay là vì hoàng đế yêu cầu như thế?

Giày "Hoa bồn để" còn được gọi là "Kỳ hài" hay "Giày cao gót". Theo ghi chép, các đôi giày "Hoa bồn để" thường có phần gót cao 5cm, 15cm và thậm chí cao đến 25cm. Phần gót thường được bọc trong lớp vải trắng và gắn ở phần giữa của giày. Vì gót cao như thế khiến người mang giày rất khó di chuyển, cần có sự hỗ trợ của các cung nữ và phải đi rất chậm.

Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, có một truyền thống áp dụng rộng rãi, đó là Tục bó chân của người phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ Mãn Châu lại không được phép làm như thế. Các hoàng đế nhà Thanh đã hạ lệnh cấm bó chân trong cung, nếu phát hiện ai bó chân sẽ bị đày đi xa. Chính vì vậy, những chiếc giày "Hoa bồn để" đã được ra đời. Không chỉ đáp ứng được nhu cầu về cái đẹp của các cung phi mà nó còn phù hợp với lệnh của hoàng đế.
Các phi tần người Mãn rất yêu cái đẹp. Khi ở trong cung, các cuộc đấu đá tranh giành quyền lực giữa những người phụ nữ của vua chúa là không thể tránh khỏi. Và một trong những cách để họ làm nổi bật bản thân hơn là sử dụng giày "Hoa bồn để". Mặc dù khi mang giày này rất khó di chuyển nhưng nó sẽ khiến dáng đi trông uyển chuyển hơn. Do hình dạng đặc biệt của những chiếc giày cũng khiến dáng người trông cao, thon thả hơn.

Ảnh chụp các diễn viên trong phim Hậu cung Như Ý Truyện.
Ngoài ra, các phi tần nhà Thanh rất thích mặc "Kỳ bào" (Áo khoác choàng dàicủa người Mãn Thanh, sau này đã cách tân thành sườn xám ở thời hiện đại) và những chiếc giày "Hoa bồn để" sẽ giúp họ giấu đi đôi chân. Trong khi các phi tần người Hán hầu như đều có đôi chân nhỏ gọn do tục bó chân, còn các cô nương người Mãn lại không như vậy. Chính vì vậy, phụ nữ thời nhà Thanh phải tìm cách giấu đôi chân to của mình đi và những chiếc giày "Hoa bồn để" là lựa chọn tốt nhất vào thời điểm đó.

Và nguyên nhân cuối cùng, giày "Hoa bồn để" dày có thể chống lại cái lạnh của thời tiết. Người Mãn Thanh đến từ vùng Đông Bắc lạnh lẽo của Trung Quốc. Để tránh rét lạnh, những chiếc giày có phần đế dày, giữ ấm cho chân rất tốt là ưu tiên hàng đầu của người phụ nữ Mãn Thanh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Phát hiện sinh vật “không đầu, không chân” 444 triệu năm tuổi với cơ thể nguyên vẹn kỳ lạ hơn cả xác ướp
CLIP: Linh miêu phi thân bắt gọn gà sao giữa không trung
CLIP: Lợn rừng liều mạng thoát khỏi nanh vuốt hổ dữ và cái kết
CLIP: Linh miêu phi thân như tia chớp, đoạt mạng gà tây trong chớp mắt
CLIP: Hai chú chó rừng liều lĩnh tấn công linh miêu để giành lại xác đồng loại
CLIP: Bầy sư tử bao vây, đoạt mạng hươu cao cổ