Khám phá những ngôi làng nói ngôn ngữ riêng giữa lòng châu Âu
Khám phá nơi sông giao nhau mà nước không lẫn màu / Tận mục nơi được mệnh danh 'Khu vườn của châu Âu'
Tại châu Âu, tiếng Nga và tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên, một vài ngôi làng tại đây vẫn giữphương ngữ và bản sắcriêngcủa họ, bất chấp sự hội nhập sâu rộng của Liên minh châu Âuđã giúp việc đi lại, giao lưuvà tiếp biến văn hóa trở nên vô cùng dễ dàng.
Sự độc đáo giúp những ngôi làngnàytrở thành những điểm du lịch hấp dẫn,khi du khách được tiếp xúc với những ngôn ngữ, phong tục lạ lẫm ngay tại châu Âu, cùng những nét văn hóa đã được lưu giữ trong quá trình lịch sử lâu đời.
Mazirbe, Latvia
Latvia là một quốc gia có lịch sử lâu đời tại châu Âu; quốc gia này là thành viên của Liên minh châu Âu từ năm 2004. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất Latvia là Riga, một địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới với rất nhiều những công trình lịch sử và văn hóa.
Làng Mazirbe là một trong số 12 ngôi làng dọc theo bờ biển Baltic của Latvia còn sử dụng tiếng Livonia. Đây là một loại ngôn ngữ thuộc nhóm Finno-Ugric. Người được coi là thông thạo nhất tiếng Livonia đã qua đời vào năm 2013 ở tuổi 103, đến nay chỉ còn khoảng 250 người sử dụng phương ngữ này. 147 người trong đó sống tại Mazirbe, nơi được coi là thủ phủ văn hóa Livonia.
Basse-ville, Thụy Sĩ
Không hoàn toàn là tiếng Pháp, không hoàn toàn là tiếng Đức, ngôn ngữ Bolze thực sựlà một sự pha trộn mà chỉ những công dân của Basse-ville ở Fribourg (Thụy Sĩ)mới hiểu và nói được. Để sử dụng thành thạo tiếng Bolze, bạn cần phải biết cả hai ngôn ngữ trên.
Bolze là một biểu tượng văn hóa, một phần quan trọng trong lịch sử của Fribourg. Không chỉ là một ngôn ngữ đơn thuần, tiếng Bolze đãđược sử dụng từ thời kỳ Cách mạng Công nghiệp và phản ánh trong chính trị, văn hóa và những lễ hội độc đáo của địa phương.
Wilamowice, Ba Lan
Tiếng Wymysoryscònđược gọi là tiếng Vilamovian. Ngôn ngữ thuộc nhóm West-German này xuất hiện vào thế kỷ 12 và được sử dụng ở thành phố Wilamowice (Ba Lan) cho đến Thế chiến thứ hai. Thời hậu chiến, nhiều người không dạy con cháu của họ nói ngôn ngữ này và còn không dùng nó hằng ngày.
Hiện nay, đây được xem là một ngôn ngữ bị đe dọa, khi chỉ còn chưa đến 100 người sử dụng và đa số là những người cao tuổi. Một nhà hoạt động trẻ tuổi ở địa phương là Tymoteusz Król đang chiến đấu để giữ lại ngôn ngữ và văn hóa Wymysorys, thông qua các lớp học, nhà hát và các dự án du lịch.
Camborne, Vương quốc Anh
Tiếng Cornish tưởngnhư đã bị tuyệt diệt vào năm 1777, sau cái chết của Dolly Pentreath, người bản ngữ cuối cùng nói tiếng Cornish. Rất may ngôn ngữ này đã hồi sinh, sau khi được một số ngôi trường tại Camborne ưu tiên giảng dạy lại.
Vào năm 2011, khoảng 500 người đã tuyên bố tiếng Cornish là ngôn ngữ chính của họ. Một trường mầm non ở Camborne dạy tiếng Cornish cho trẻ em, còn mọi người có thể lắng nghe trên đài phát thanh BBC Radio Cornwall hoặc tìm đọc trên các tờ báo địa phương.
Vùng Calabria, Italia
Ở Italia hiện nay vẫn còn hai cộng đồng nhỏ nói tiếng Hy Lạp, ở vùng Calabria và Salento (tỉnh Lecce). Người dân ở đây gọi ngôn ngữ của họ là 'greko' hoặc 'griko'.
Ngày nay, có khoảng 20.000 người sử dụng ngôn ngữ này, chủ yếu là người cao tuổi. Trên giấy tờ là những công dânItalia, nhưng người nói tiếng Grikoluôn nhận thức sâu sắc về nguồn gốc Hy Lạp của họ. Dù có thể sử dụng tốt giữa tiếng Italia, tiếng Romanzo hay tiếng địa phương, những người dân ở đây đặc biệt coi trọng và bảo vệ tiếng Griko, coi ngôn ngữ này là bản sắc và khiến họ trở nên khác biệt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo