Khám phá nơi phụ nữ phải béo mới lấy được chồng
Thần dược phòng the "siêu phàm" của Thành Cát Tư Hãn / Giải mật câu nói gây tranh cãi suốt 2.000 năm của Lưu Bị
Nếu như ngày nay, đa số mọi người đều tin rằng tiêu chí của một người phụ nữ xinh đẹp là phải có một cơ thể cân đối, săn chắc cùng 3 vòng rõ ràng, vòng nào ra vòng đó; thì trái lại, có một vùng đất khác tại châu Phi lại nghĩ rằng người phụ nữ chỉ thực sự đẹp và quyến rũ khi họ sở hữu một cơ thể "phì nhiêu màu mỡ" cùng kích cỡ 3 vòng tròn đều mập mạp. Ngoài ra, theo quan niệm của tất cả người dân ở đây, một cô nàng béo tròn còn tượng trưng cho sự giàu có, quyền uy và uy tín.
Vì vậy nên, bằng nhiều cách khác nhau, những cô gái sinh ra ở vùng đất này, ngay từ thuở bé đều được gia đình của mình kích thích ăn uống một cách vô độ để mau chóng đạt được trọng lượng cơ thể khổng lồ, sao cho khi đến tuổi lấy chồng, các cô sẽ được đàn ông để ý đến. Điều này vô tình cũng kéo theo rất nhiều hệ lụy không hay, bi hài có đủ…
(Ảnh tư liệu)
Vùng đất có vẻ đẹp tỉ lệ thuận với cân nặng: càng béo càng dễ tìm chồng, rạn da là của quý, mỡ quanh eo là niềm tự hào
Vùng đất đó không nơi nào khác chính là Mauritania, quốc gia giữa Tây Sahara và Senegal, châu Phi. Tại đây, chỉ vì quan niệm khác với phần còn lại của thế giới như đã nêu ở trên nên phần lớn các cô gái từ lúc sinh ra đã được in sâu cái nhìn về tiêu chuẩn của một vẻ đẹp gắn liền với trọng lượng cơ thể lớn. Do đó, họ luôn tìm cách để cơ thể của mình quá cân nhanh chóng khi tới tuổi lấy chồng, rồi sau đó đến thế hệ con cháu của họ, họ cũng sẽ tiêm nhiễm cái nhìn "mập mới đẹp" vào đầu chúng. Cứ thế, xét theo mật độ dân số thì Mauritania có số lượng phụ nữ béo phì khi đến tuổi trưởng thành cao ngất ngưởng.
(Ảnh tư liệu)
Quan niệm này được xem là một truyền thống lâu đời tại Mauritania, được nhiều thế hệ các bà các mẹ tuân thủ nghiêm ngặt. Theo một số sử liệu tại đây, tục lệ này bắt nguồn từ thời kỳ tiền thuộc địa, khi người Moor Arab còn là dân du mục. Ở thời kỳ này, khi người chồng càng giàu có thì người vợ càng bớt cực khổ trong chuyện làm việc nhà, trái lại cô ta còn được phép thuê các gia nhân hầu hạ từ túi tiền của chồng. Dần dà những người vợ giàu có đó vì quá ít vận động hay làm việc chân tay, sẽ trở nên béo phì.
Do đó, kích thước cơ thể của người vợ được xem là dấu hiệu của sự giàu có của người chồng. Vậy nên phụ nữ tại Mauritania ngày nay cứ theo đó mà ăn bất chấp để trở nên béo tròn, càng béo tròn thì càng dễ được đàn ông giàu lấy làm vợ, bởi họ chính là bộ mặt tượng trưng có gia sản nhà chồng. Ngoài ra, vết rạn da do tăng cân quá nhanh chóng cũng được người Mauritania xem là vật quý của phụ nữ hoặc vòng mỡ quanh eo được xem là niềm tự hào của các quý bà, quý cô tại đây.
(Ảnh tư liệu)
Bị ép ăn ngay từ thuở bé và những trại tập trung "vỗ béo" chuyên nghiệp cùng các hình phạt kinh dị
Và để có được một cơ thể béo tròn giàu sang phú quý đó, ở Mauritania các bé gái tuổi ăn tuổi lớn được các bậc phụ huynh khuyến khích một chế độ ăn "tọng ngoạm", một kiểu ăn theo tiếng Pháp có nghĩa là "gavage" – từ này để chỉ việc nhồi nhét thức ăn liên tục vào cơ thể con ngỗng để nó thật béo trước khi cho ra đời món gan ngỗng Pháp (foie gras) trứ danh thế giới. Tuy nhiên, đôi khi các đứa trẻ không chịu nổi việc nạp thức ăn quá nhiều trong một ngày thì lúc này chúng sẽ chịu một số hình phạt vô cùng hà khắc từ cha mẹ như kẹp chân, kẹp tay bằng dụng cụ… bẻ càng cua.
(Ảnh tư liệu)
Ghê sợ hơn là tại Mauritania còn có một số "cơ sở" như trại tập trung khuyến khích cha mẹ đưa con gái của mình đến để được "vỗ béo" một cách có bài bản. Vì vậy có không ít trẻ em gái ở độ tuổi từ 5-9 bị đẩy ra khỏi nhà để đến những trại tập trung này mà không hiểu vì sao. Tại đây, có lẽ nhiều người sẽ kinh ngạc khi biết các bé gái một ngày phải tiêu thụ khoảng 16.000 calo, trong khi mức calo tiêu chuẩn hàng ngày của một người chỉ ở khoảng 2.000 – 2.500 calo. Điều này đồng nghĩa, những đứa trẻ đáng thương chỉ vì quan niệm "béo mới đẹp" phải gồng mình chỉ để ăn và ngủ ở các trại tập trung kiểu này tại Mauritania.
Cụ thể, mỗi ngày ở trại tập trung các bé gái phải uống gần 20 lít sữa lạc đà hoặc sữa dê, hàng chục kg kê trộn bơ hoặc dầu ô-liu và rất nhiều món thực phẩm giàu chất béo khác. Bữa sáng gồm các mẫu bánh bột nhúng vào dầu ô-liu, bữa trưa là bánh bột ăn với thịt dê, quả sung, canh thịt couscous và… một "thùng" sữa. Đôi lúc trẻ em gái Mauritania phải "ăn trưa" từ 2 - 3 bữa/ ngày để có vóc dáng béo tròn "xinh đẹp".
(Ảnh tư liệu)
(Ảnh tư liệu)
Hình phạt ở các trại tập trung này khi các bé gái không chịu ăn hoặc ăn không nổi nữa cũng vô cùng "kinh dị". Chẳng hạn như khi ăn quá nhiều mà bị nôn, các bé gái sẽ bị bắt… ăn lại chỗ thức ăn vừa nôn đó. Còn những bé gái biếng ăn thì hình phạt sẽ là kẹp ngón tay, ngón chân vô cùng đau đớn bằng một số dụng cụ "chuyên dụng" tại đây.
Cơn ác mộng của trẻ em gái tại Mauritania này chỉ thực sự chấm dứt khi khóa vỗ béo kết thúc, điều này cũng đồng nghĩa là khi các đứa trẻ ấy đạt được trọng lượng hoàn hảo với cân nặng 80kg ở tuổi 12. Cân nặng khủng khiếp như vầy cũng khiến các bé gái trông già hơn tuổi rất nhiều, đôi khi chỉ mới đến tuổi dậy thì thôi mà các bé sẽ trông như cô gái tuổi 30.
(Ảnh tư liệu)
Nếu quá chán nản trước việc ăn uống, đừng lo đã có… thuốc tăng trọng
Chưa hết, việc ăn uống này đôi khi là quá sức đối với các bé gái và nhiều người phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành, cộng với việc béo phì quá nhanh chóng do ăn uống sẽ khiến họ mắc nhiều chứng bệnh nguy hiểm nhất là về tim mạch vì vậy họ phải tìm một cách khác để có thể vẫn tăng cân đều đều dù cắt bớt khẩu phần ăn "ngán tận cổ". Và cách khác ở đây chính là… thuốc tăng trọng, dù cho loại thuốc này hoàn toàn không dành cho người và cũng gây nguy hiểm không kém việc "béo phì" do thức ăn.
(Ảnh minh họa)
Theo một nhà báo có tên Thomas Morton đã đến Mauritania điều tra về vấn nạn "vỗ béo" này nói: "Một người phụ nữ địa phương đã cho tôi biết, thuốc tăng trọng chính là hình thức hiện đại của phương pháp ăn ‘tọng ngoạm’, thuốc này chỉ dành cho các loài chim, hoặc gia cầm chứ không hề được sản xuất ra để cho người sử dụng". Và hậu quả để lại của loại thuốc tăng trọng này dù đáp ứng được nhu cầu tăng cân của chị em Mauritania đó chính là một cơ thể hoàn toàn mất cân đối, mặt, bụng và ngực to nhưng tay chân gầy. Thậm chí, tác dụng phụ của thuốc thì đặc biệt nguy hiểm như gây vô sinh, trụy tim, và các chứng bệnh về tâm thần.
(Ảnh tư liệu)
Từ những điều kể trên, có thể nói quan niệm "béo mới đẹp" sinh ra một hủ tục vô cùng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng phụ nữ Mauritania vì vậy ngày nay tục lệ này đã bắt được đầu xem xét lại và chính phủ Mauritania cũng đã bắt đầu can thiệp để thay đổi hệ tư duy vô cùng nguy hại này bằng nhiều cách khác nhau như lên án vấn nạn béo phì ở phụ nữ Mauritania, chỉ trích các trại tập trung "vỗ béo" là xâm hại quyền trẻ em, cảnh báo các hệ lụy từ bệnh béo phì, phát sóng rộng rãi nhiều chương trình tivi về thời trang hoặc thần tượng âm nhạc mà trong đó lồng ghép các thông điệp về việc phụ nữ chỉ thực sự đẹp khi có cơ thể khỏe mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng