Khám phá rùng mình về những con muỗi vẫn xuất hiện vào mùa đông
Những con muỗi xuất hiện trong mùa đông thường là "muỗi Tây", "muỗi ngoại lai" hay còn gọi là "muỗi ngầm". Là loại muỗi không cần hút máu cũng vẫn có thể sinh trưởng và sinh đẻ bình thường.
10 con cóc bám trên lưng con trăn ‘tránh lũ’ / Hàng ngàn người xếp hàng đòi uống nước trong quách 4.000 năm tuổi
Nhiều người coi con muỗi là kẻ thù nguy hiểm, chúng không chỉ gây ra những vết đốt ngứa ngáy, còn phát ra âm thanh vô cùng khó chịu khi bay gần con người.
Tuy nhiên, vào mùa đông, loài muỗi thường ít xuất hiện, có khi vắng bóng hoàn toàn, khiến nhiều người cảm thấy thoải mái hơn.
Tuy nhiên, một số người vẫn bắt gặp những con muỗi vo ve trong mùa đông buốt giá, khiến họ vô cùng ngạc nhiên và quyết định lên mạng xã hội bày tỏ thắc mắc: "Muỗi không ngủ đông hay sao? Tôi nhớ trước kia mùa đông không hề có muỗi, như thế nào mà bây giờ lạnh buốt vẫn thấy chúng vo ve bên tai nhỉ? Có chuyện gì lạ lùng đang xảy ra à?"
Ngay sau khi bài đăng xuất hiện, đã gây ra một cuộc thảo luận sôi nổi của cư dân mạng. Đa số mọi người đều có thắc mắc như người hỏi và nghi ngờ rằng đã có sự biến đổi nào đó xảy ra.
Có người cho rằng, do ảnh hưởng của việc nóng lên toàn cầu tuy nhiên ý kiến này nhận được ít sự đồng thuận.
Sau đó, một chuyên gia về động vật học đã lên tiếng, giải thích rằng, những con muỗi xuất hiện trong mùa đông thường là "muỗi Tây", "muỗi ngoại lai" hay còn gọi là "muỗi ngầm".
Loài muỗi này chủ yếu phân bố ở các khu vực ôn đới, là loại muỗi không cần hút máu cũng vẫn có thể sinh trưởng và sinh đẻ bình thường. Tập tính, thói quen sinh hoạt của chúng trái ngược với muỗi bản địa hay muỗi mùa hè.
Mùa cao điểm hoạt động của chúng rơi vào các tháng lạnh lẽo của mùa đông và mùa xuân, phạm vi hoạt động trong nhà, hút máu của con người và động vật. Thời gian hút máu nhiều nhất không được xác định.
Ngược lại, muỗi mùa hè có cao điểm hoạt động vào mùa hè, mùa thu, phạm vi hoạt động chủ yếu là ngoài trời và thời gian hút máu nhiều nhất là vào ban ngày.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
CLIP: Cầy mangut 'đánh úp' rắn hổ mang và cái kết khiến người xem 'sốc' nặng
CLIP: Đang mải mê húc nhau, linh dương impala bị sư tử tóm gọn và cái kết
CLIP: Khỉ chủ động tấn công rắn hổ mang chúa và cái kết bất ngờ
CLIP: Hổ cắn chết rồi kéo báo đốm đi trước mặt du khách
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy
Cột tin quảng cáo