Khám phá tàn tích bệnh viện đậu mùa bị bỏ hoang giữa hòn đảo New York
Vẻ đẹp của những quốc gia ít được ghé thăm nhất trên thế giới / Hoa Dã quỳ nhuộm vàng núi rừng Điện Biên
Rất ít bệnh có ảnh hưởng nặng nề đến lịch sử văn minh nhân loại như bệnh đậu mùa. Căn bệnh này đã tồn tại hơn 3.000 năm ở mọi nơi trên thế giới. Trước khi vắc-xin được phát hiện vào năm 1796, hơn 400.000 người mỗi năm đã chết vì bệnh đậu mùa chỉ riêng ở châu Âu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh đậu mùa đã giết chết 1/10 trẻ em ở Thụy Điển, Pháp và 1/7 ở Nga.
Căn bệnh này đã giết chết vua Louis XV của Pháp và các quốc vương châu Âu khác. Nữ hoàng Elizabeth I mắc bệnh đậu mùa khi còn nhỏ và bà phải trang điểm đậm để che đi những vết rỗ của mình. Trong Chiến tranh Pháp và Ấn Độ, những chiếc chăn có chứa vi rút gây bệnh đậu mùa đã được cố ý trao cho những người Mỹ gốc Delaware, bắt đầu cho cuộc chiến tranh sinh học. Thông qua các nỗ lực tiêm chủng rộng rãi trên toàn thế giới, căn bệnh này đã được xóa sổ vào năm 1979 - căn bệnh duy nhất được xóa bỏ hoàn toàn thông qua sự can thiệp của con người.
Đây là bệnh viện đổ nát từ những năm 1850 trên đảo Roosevelt.
Vào cuối những năm 1800, các nỗ lực đã được thực hiện ở Tây Âu và Hoa Kỳ nhằm xóa bỏ căn bệnh này bằng cách tiêm chủng phổ cập. Nhưng trước thời điểm đó, nhiều thành phố đã xây dựng các bệnh viện đặc biệt để điều trị cho những người mắc bệnh đậu mùa.
Ở thành phố New York, mũi phía nam của đảo Blackwell (nay là Đảo Roosevelt) có 1 bệnh viện chuyên điều trị bệnh đậu mùa cho dân cư quanh khu vực. James Renwick Jr. đã thiết kế bệnh viện đậu mùa này theo phong cách Gothic Revival của mình.
Từ năm 1856 đến năm 1875, bệnh viện điều trị cho khoảng 7.000 bệnh nhân mỗi năm. Năm 1875, tòa nhà được chuyển đổi thành ký túc xá dành cho y tá, và bệnh viện đậu mùa của thành phố được chuyển đến đảo North Brothers, một phần vì đảo của Blackwell đã trở nên đông đúc hơn. Đến những năm 1950, bệnh viện Renwick đã không còn tác dụng nữa và bị bỏ hoang, nhanh chóng rơi vào tình trạng hư hỏng.
Tuy nhiên, vào năm 1975, Ủy ban Bảo tồn Địa danh đã quan tâm đến cấu trúc đổ nát và tuyên bố nó trở thành một địa danh của thành phố. Họ đã gia cố các bức tường để ngăn nó hoàn toàn sụp đổ nhưng không cải tạo hoặc mở cửa cho các du khách tham quan. Đến ngày nay, chỉ còn lại một số bức tường bên ngoài và nền móng. Nó nằm sau một hàng rào ở mũi phía nam của Đảo Roosevelt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ