Khám phá "Tàng Kinh Các" của Việt Nam dưới triều Nguyễn
Phát hiện bộ Linga-Yoni liền khối thế kỷ IX lớn nhất Việt Nam / Chiến tranh ở Việt Nam dưới góc nhìn của họa sĩ Mỹ
Tàng Thư Lâu hay còn gọi Tàng Thơ Lâu là một công trình xây dựng trên hồ Học Hải ở Huế được xây dựng vào năm 1825, dùng làm nơi lưu các công văn cũ của cơ quan và lục bộ triều đình nhà Nguyễn.
Đây có thể coi là một Tàng Kinh Các của Việt Nam dưới triều Nguyễn, nơi lưu trữ các tài liệu văn bản quý hiếm liên quan đến sinh hoạt của triều đình và biến đổi của đất nước.
Chỉ riêng số địa bạ thời Gia Long và Minh Mạng lưu trữ ở đây đã lên đến 12.000 tập. Có thể nói Tàng thư lâu rất quan trọng trong việc chứa các tài liệu và địa bạ, giấy tờ quan trọng lúc bấy giờ.
Ngày nay những du khách đến Huế có dịp đi qua đường Đinh Tiên Hoàng sẽ bắt gặp Tàng Thư Lâu ở giữa lòng hồ Học Hải.
Lầu Tàng thư được xây dựng năm 1825 và hoàn công năm 1826. Theo sách Đại Nam thực lục cho biết: “Dựng Lầu Tàng thư ở phường Doanh Phong trong Kinh thành, lầu được làm 2 tầng, tầng trên 7 gian 2 chái, tầng dưới 11 gian, xung quanh đều xây lan can, bốn bên lầu xây hồ vuông gọi là hồ Học Hải, mé tây hồ có cầu. Các sổ sách năm trước của 6 bộ đều chứa ở trên lầu” …
Sở dĩ lầu được hoàn thành chỉ trong vòng 1 năm là do triều đình dùng đến 1.000 người để xây và do Thự Thống chế Đoàn Đức Luận trông nom xây dựng. Tại đây, theo thống kê của Bộ Hộ và Bộ Binh trong Tàng thư lâu bạ tịch về số địa bạ của toàn quốc năm Thành Thái thứ 19 (1907), tất cả sổ sách có 157.348 bản.
Triều đình Nguyễn lựa chọn vị trí trên hòn đảo giữa hồ Học Hải với ý đồ cách ly với đất liền, chỉ có đường vào qua một cây cầu. Chính những kỹ thuật sơ khai lúc bấy giờ đã giúp cho Tàng Thư lâu lưu trữ rất nhiều tài liệu quý giá trong một khoảng thời gian rất dài.
Nhưng cùng với sự chấm dứt của chế độ quân chủ, Tàng Thư lâu cũng ngưng hoạt động. Khối lượng tài liệu khổng lồ lưu trữ tại đây cũng bị tiêu tán trong chiến tranh.
Hiện nay, công trình này đang được lập hồ sơ xin công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Nằm ẩn mình trong hồ Học Hải, dọc đường Đinh Tiên Hoàng, nối với sông Ngự Hà và hồ Tịnh Tâm, Tàng Thư lâu như đang đắm mình cùng thời gian để hoài niệm về quá khứ lịch sử.
Lầu được thiết kế và xây dựng khoa học, xung quanh là hồ sâu nên có thể tránh hỏa hoạn, chống được sự xâm nhập của các loài gặm nhấm.
Tầng dưới được rải nhiều lưu huỳnh để khử kiến, gián, mối, mọt... Tầng trên, nơi có chức năng chứa tư liệu được trổ nhiều cửa, xung quanh xây lan can thưa, thoáng để thông khí, tránh ẩm mốc do độ ẩm trong không khí ở Huế thường rất cao.
Lầu được bảo quản thường xuyên và được bảo vệ bằng những biện pháp tốt nhất lúc bấy giờ và những công việc chăm sóc diễn ra đều đặn.
Những năm gần đây, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trùng tu lại công trình Tàng thư lâu như kiến trúc ban đầu. Được biết, sau khi hoàn thành việc phục hồi, công trình này tiếp tục được đầu tư trở thành thư viện hoàng cung, nơi lưu trữ và trưng bày những bản gốc cũng như tài liệu quý về văn hóa Huế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách