Khám phá

Khám phá “thành phố của người chết” thời Ai Cập cổ đại

Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện ra ở “thành phố của người chết” vùi dưới lớp cát ở thành phố Saqqara cách thủ đô Cairo, Ai Cập, khoảng 32 km về phía Nam, có vô số các chi tiết rùng rợn.

Tài liệu cổ hơn 3800 năm tuổi chứng minh Vua Bọ cạp từng tồn tại và cai trị Ai Cập / Quên kim tự tháp Giza đi, đây mới là kim tự tháp lớn nhất thế giới và nó không ở Ai Cập

Khám phá “Thành phố của người chết” thời Ai Cập cổ đại - 1 Khu phức hợp mai táng này là nội dung chính trong một loạt phim tài liệu.

Khám phá “Thành phố của người chết” thời Ai Cập cổ đại - 2 Các nhà khảo cổ học phải dùng đèn ống để soi rõ hơn bên trong một chiếc quách.

Tiến sĩ Ramadan Hussein, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết họ đã tìm thấy một khu chôn cất bên trong có rất nhiều xác ướp của cả người giàu và người nghèo, kèm theo các bằng chứng cho thấy cách thức tổ chức tang lễ và chất lượng của các đồ dùng phục vụ tang lễ.

Ông nói rằng “các bằng chứng cho thấy những người làm công việc ướp xác có tư duy kinh doanh rất tốt. Họ sử dụng lại các hầm chôn và bán lại các quách đựng xác để tối đa hóa công suất của khu phức hợp này”.

Thành phố của người chết được xây dựng từ năm 600 trước Công nguyên và các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra từ năm 2018. Suốt hai năm qua họ vẫn miệt mài làm việc để tìm hiểu về vùng đất lịch sử này.

Khám phá “Thành phố của người chết” thời Ai Cập cổ đại - 3 Các buồng dưới lòng đất chứa đầy xác ướp ở các tình trạng khác nhau.

Khám phá “Thành phố của người chết” thời Ai Cập cổ đại - 4 Các chuyên gia tìm hiểu chiếc quan tài của một phụ nữ quyền thế.

Khám phá “Thành phố của người chết” thời Ai Cập cổ đại - 5 Các hầm mộ này được tìm thấy ở khu phức hợp Saqqara, gần Cairo, Ai Cập.

Những phát hiện mới đây về khu lăng mộ nói trên là chưa từng thấy. Qua đó, các nhà nghiên cứu hiểu thêm về công việc kinh doanh dịch vụ tang lễ ở Ai Cập và họ nhận định rất có thể các xưởng ướp xác xưa kia tồn tại khắp nơi ở vùng đất cổ này.

 

Khám phá “Thành phố của người chết” thời Ai Cập cổ đại - 6
Các nhà khảo cổ học đang leo xuống một căn hầm.

Các kênh truyền hình Nat Geo và BBC đã đi theo nhóm khảo cổ ghi lại các hình ảnh công tác của nhóm ngay từ khi họ mở niêm phong chiếc quách 2.600 năm tuổi này và dự định xây dựng một seri phim tài liệu có tên “Vương quốc của những xác ướp”. Phim tài liệu này sẽ được chiếu ở Mỹ vào ngày 12/5 sau đó sẽ giới thiệu ra thế giới.

Khám phá “Thành phố của người chết” thời Ai Cập cổ đại - 7
Một trong những chiếc bình đựng nội tạng.
Khám phá “Thành phố của người chết” thời Ai Cập cổ đại - 8 Thành phố của người chết dưới lòng đất chứa đầy những thông tin mới mẻ về công việc ướp và chôn xác của người Ai Cập cổ đại.

Khám phá “Thành phố của người chết” thời Ai Cập cổ đại - 9
Những người chết tìm thấy ở nhà tang lễ có cả người giàu và người nghèo.

Khu phức hợp mai táng này có những phòng riêng dành cho các việc lấy nội tạng, ướp và chôn. Một trong những khám phá khủng khiếp nhất là một xác ướp được chôn cùng 6 lọ đựng các bộ phận của cơ thể. Điều này rất bất thường vì các xác ướp thông thường chỉ được chôn cùng 4 lọ như vậy.

Các nhà khảo cổ học còn tìm thấy chiếc mặt nạ xác ướp bằng bạc mạ vàng đầu tiên ở Ai Cập kể từ năm 1939. Tuy nhiên, phát hiện đáng sợ nhất là bằng chứng của một giáo phái chưa từng biết đến trước đây tôn thờ thần rắn. Chữ khắc trên ba xác ướp được tìm thấy trong khu phức hợp cho thấy họ là những thầy tu của Niut-Shaes.

Khám phá “Thành phố của người chết” thời Ai Cập cổ đại - 10
Khám phá “Thành phố của người chết” thời Ai Cập cổ đại - 11
Khu phức hợp này có từ năm 600 trước Công nguyên. Đó là thời điểm phát triển nhất của công việc ướp xác.

Trước đây người ta cho rằng nữ thần Niut-Shaes xuất hiện trong lốt rắn và được một nhóm tín đồ rất sùng bái.

 

Khám phá “Thành phố của người chết” thời Ai Cập cổ đại - 12
Một số xác ướp vẫn được làm thủ công vô cùng tinh tế, ví dụ như cách kết cườm các hạt như trong hình.

Tuy nhiên, các phát hiện ở thành phố người chết đã củng cố những gì chúng ta đã biết về việc chôn cất người chết bình thường ở thời Ai Cập cổ đại.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm