Khám phá

Khám phá thú vị về loài cua có ‘găng tay đấm bốc’ như võ sĩ boxing

DNVN – Với bề ngoài dễ thương bởi chiếc càng có màu sắc sặc sỡ, cua đấm bốc khiến người xem không khỏi thích thú.

Màn ác chiến 'nghẹt thở' của ong bắp cày khi gặp phải đối thủ 'cứng' / 'Hoang mang' trước rắn hổ mang chúa dài hơn 3 m xuất hiện giữa trung tâm dân cư đông đúc

Không như ốc mượn hồn cõng hải quỳ trên lưng hay cá hề chui rúc trong hải quỳ để trốn tránh kẻ thù, cua đấm bốc có cách phòng vệ cực kỳ thú vị. Chúng mượn hải quỳ bao bọc xung quanh cặp càng của mình, nhìn như những tay đấm bốc thực thụ.

Cua đấm bốc với hai càng được hải quỳ bao bọc. Nguồn: Internet.

Cua đấm bốc và hải quỳ có quan hệ cộng sinh với nhau, cua mượn hải quỳ để xua đuổi kẻ thù quanh mình, đổi lại hải quỳ được nhận nhiều thức ăn hơn khi bám trên càng cua.

Cua mượn hải quỳ để xua đuổi kẻ thù xung quanh mình. Nguồn: Internet.

Trong quá trình di chuyển, đánh nhau. Nếu vô tình cua làm rớt hải quỳ ra khỏi càng, chúng sẽ tách lấy một nửa lớp hải quỳ của càng còn lại và gắn vào chỗ bị mất. Cách làm này không làm chết hải quỳ vì chúng sẽ nhanh chóng tái tạo và mọc lại, rồi bám vào càng cua để tiếp tục quá trình cộng sinh của mình.

 

Hải quỳ thuộc một nhóm động vật săn mồi ở bộ Actiniaria. Vì có cấu tạo một nửa là động vật, một nửa là thực vật nên nó được đặt tên theo hải quỳ - một loài thực vật có hoa đầy màu sắc ở trên mặt đất.

Là loài vật với cấu tạo thú vị, xung quanh miệng của hải quỳ là các xúc tu hình túi với những tế bào có gai cnidocytes. Các tế bào này vừa để phòng thủ, vừa để tấn công các con mồi. Trong các tế bào cnidocytes có chứa các tuyến trùng chứa nọc độc. Chỉ cần một cú chạm, tế bào trong cơ thể kẻ thù hoặc con mồi sẽ bị phá vỡ từ đó khiến kẻ thù và con mồi bị tê liệt.

Hải quỳ thuộc một nhóm động vật săn mồi có độc. Nguồn: Internet.

Hải quỳ cũng có chân, Chúng dùng chân bám chặt vào tảng đá. Nếu nhìn thoáng qua, chúng ta sẽ nghĩ chúng không thể động đậy. Nhưng nếu quan sát thật kỹ, bạn có thể thấy chúng đang không ngừng vận động. Hải quỳ chỉ di chuyển khi bị tấn công hoặc môi trường sống thay đổi, chỗ chúng đang bám quá khó kiếm thức ăn.

 

Mượn hải quỳ để tự vệ là cách thông minh của những sinh vật biển như cua, ốc mượn hồn hay cá hề. Tuy nhiên, vì cách cộng sinh này lại khiến cho hải quỳ và những sinh vật biển trên có nguy cơ tuyệt chủng cao vì vẻ ngoài bắt mắt của chúng.

Huệ Phương (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm