Chưa đầy 1 phút, ong bắp cày 'sát thủ' đã có thể giết đối thủ to lớn gấp ba lần mình
Màn ác chiến 'nghẹt thở' của ong bắp cày khi gặp phải đối thủ 'cứng' / 'Hoang mang' trước rắn hổ mang chúa dài hơn 3 m xuất hiện giữa trung tâm dân cư đông đúc
Ong bắp cày châu Á khổng lồ hay còn được biết đến là "Ong bắp cày sát thủ" có nguồn gốc từ vùng Đông Á. Những con ong bắp cày châu Á có kích thước to gấp đôi loài ong mật bình thường với sải cánh kéo dài lên tới khoảng 8 cm.
Sở dĩ có tên gọi là "Ong bắp cày sát thủ" bỏi bản tính hung dữ, hay tấn công loài khác của nó. Cú chích của loài côn trùng này rất đau, có thể dẫn đến tử vong bởi bên trong chứa đầy nọc độc gây rối loạn nhịp tim và sốc phản vệ đối với người bị dị ứng. Được biết, mỗi năm có khoảng 50 vụ chết người gây ra bởi loài ong này.
Một clip được quay lại bằng điện thoại di động đã cho người xem một góc nhìn rõ nét hơn về sự nguy hiểm của loài ong bắp cày sát thủ.
Cụ thể đoạn clip dài 1 phút ghi lại cảnh vật lộn điên cuồng tranh giành sự sống giữa một ong bắp cày sát thủ và đối thủ là một con chuột.
Mặc dù tương quan hình thể có một sự chênh lệc lớn khi con chuột to lớn hơn gấp ba lần con ong, nhưng kết quả vẫn khiến người xem phải kinh ngạc. Với vũ khí nguy hiểm là nọc độc của mình, ong bắp cày sát thủ đã chích liên tục vào lưng con vật xấu số. Sau một hồi vật lộn, con chuột yếu đuối đã không thể trốn thoát được kẻ thù và phải buông xuôi đón nhận cái chết.
Sự xuất hiện của loài ong bắp cày châu Á hiện đang làm đau đầu những nhà khoa học tại Mỹ. Bên cạnh việc gây nguy hiểm cho con người, ong bắp cày sát thủ còn là mối nguy hại cho ngành nông nghiệp và ngành chăn nuôi ong, bởi khả năng tiêu diệt cả một tổ ong mật chỉ trong vài giờ.
Bộ Nông nghiệp bang Washington đang kêu gọi người dân báo cáo lại sự hiện diện của ong bắp cày khổng lồ châu Á trong khu vực, nhằm theo dõi sát sao hoạt động phá hoại của chúng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc