Khám phá

Khám phá về 12 pho tượng đá và cây hoa đại hàng trăm năm tuổi ở khu di tích Đa Bút xứ Thanh

Dưới chân núi Mông Cù, 12 pho tượng đá cổ trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Đa Bút (xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc) đang phủ kín màu rêu phong.

Điểm mặt 4 con "quái vật" trong cơ thể bạn / Gia đình sống chung với 7 con hổ dữ

Tọa lạc trên vùng đất Biện Thượng, quê hương của nhà Trịnh xưa kia, di tích tượng đá Đa Bút bao gồm 12 pho tượng đá cổ và khu lăng mộ Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Diệm (vợ của chúa Trịnh Doanh, mẹ của chúa Trịnh Sâm). Bà là người đã lập ra Ngũ quy (5 quy định chấn hưng đất nước), được người dân tôn xưng là bậc thánh mẫu.

Tọa lạc trên vùng đất Biện Thượng, quê hương của nhà Trịnh xưa kia, di tích tượng đá Đa Bút bao gồm 12 pho tượng đá cổ và khu lăng mộ Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Diệm (vợ của chúa Trịnh Doanh, mẹ của chúa Trịnh Sâm). Bà là người đã lập ra Ngũ quy (5 quy định chấn hưng đất nước), được người dân tôn xưng là bậc thánh mẫu.

Trải qua sự biến thiên của thời gian, 12 pho tượng đá đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo, đến nay vẫn đang phủ kín màu rêu phong.

Trải qua sự biến thiên của thời gian, 12 pho tượng đá đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo, đến nay vẫn đang phủ kín màu rêu phong.

Theo nhân dân địa phương, các tượng đá này nằm trong quần thể tượng đá có ý nghĩa bảo vệ lăng mộ nhà Trịnh. Hình tượng đá có nét điêu khắc, chạm trổ hoa văn rất độc đáo, tinh xảo và là những tượng đá cổ có một không hai ở Thanh Hóa còn tương đối nguyên vẹn, bề thế.

Theo nhân dân địa phương, các tượng đá này nằm trong quần thể tượng đá có ý nghĩa bảo vệ lăng mộ nhà Trịnh. Hình tượng đá có nét điêu khắc, chạm trổ hoa văn rất độc đáo, tinh xảo và là những tượng đá cổ có một không hai ở Thanh Hóa còn tương đối nguyên vẹn, bề thế.

Các pho tượng được tạo tác theo phong cách tả thực, mỗi pho tượng đá là một tác phẩm tạo hình hoàn chỉnh, được các nghệ nhân điêu khắc tạo tác một cách công phu từ đá nguyên khối có màu xanh sẫm.

Các pho tượng được tạo tác theo phong cách tả thực, mỗi pho tượng đá là một tác phẩm tạo hình hoàn chỉnh, được các nghệ nhân điêu khắc tạo tác một cách công phu từ đá nguyên khối có màu xanh sẫm.

 

Theo tài liệu lịch sử, 12 pho tượng đứng nghiêm trang, kính cẩn thành 2 hàng, mỗi bên có 6 pho. Trong 12 pho tượng có 10 pho tượng được tạo tác với trang phục võ quan giáp trụ, tượng trưng cho quan văn, quan võ, mỗi pho cao tầm 1,8m với các nét mặt khác nhau.

Theo tài liệu lịch sử, 12 pho tượng đứng nghiêm trang, kính cẩn thành 2 hàng, mỗi bên có 6 pho. Trong 12 pho tượng có 10 pho tượng được tạo tác với trang phục võ quan giáp trụ, tượng trưng cho quan văn, quan võ, mỗi pho cao tầm 1,8m với các nét mặt khác nhau.

Phía đầu 2 hàng tượng, kề bên có hai phỗng đá hình dáng được tạo tác trong tư thế chầu đợi lệnh, hai chân quặp ra phía sau, hai tay khoanh trước ngực. Hai pho phỗng đá cao 1,2m, đầu phỗng to có ngấn, tóc búi quả đào, mũi dô, mắt lồi, miệng rộng… tất cả đều được trau chuốt từng chi tiết ở tư thế trang nghiêm.

Phía đầu 2 hàng tượng, kề bên có hai phỗng đá hình dáng được tạo tác trong tư thế chầu đợi lệnh, hai chân quặp ra phía sau, hai tay khoanh trước ngực. Hai pho phỗng đá cao 1,2m, đầu phỗng to có ngấn, tóc búi quả đào, mũi dô, mắt lồi, miệng rộng… tất cả đều được trau chuốt từng chi tiết ở tư thế trang nghiêm.

Ngoài ra, tại khu di tích tượng đá Đa Bút còn có cây hoa đại cổ thụ hàng trăm năm tuổi, được trồng ngay bên cạnh khu lăng mộ bà chúa Mẫu. Theo người dân địa phương, cây hoa đại này không biết có tự bao giờ, các cụ cao niên trong làng Đa Bút nay tuổi đã ngoài 90 những từ khi lớn lên đã thấy sự xuất hiện của cây hoa đại bên lăng mộ.

Ngoài ra, tại khu di tích tượng đá Đa Bút còn có cây hoa đại cổ thụ hàng trăm năm tuổi, được trồng ngay bên cạnh khu lăng mộ bà chúa Mẫu. Theo người dân địa phương, cây hoa đại này không biết có tự bao giờ, các cụ cao niên trong làng Đa Bút nay tuổi đã ngoài 90 những từ khi lớn lên đã thấy sự xuất hiện của cây hoa đại bên lăng mộ.

 

Cây hoa đại có đường kính lớn hai người ôm không xuể, gốc cây to nghiêng về một bên, phía trên là 4 thân cành to lớn, cằn cỗi, tán lá rộng. Điều đặc biệt trải quả thời gian dài lịch sử, cây hoa đại chưa từng bị đổ sập hay có dấu hiệu chết cành, quanh năm vẫn xanh tốt.

Cây hoa đại có đường kính lớn hai người ôm không xuể, gốc cây to nghiêng về một bên, phía trên là 4 thân cành to lớn, cằn cỗi, tán lá rộng. Điều đặc biệt trải quả thời gian dài lịch sử, cây hoa đại chưa từng bị đổ sập hay có dấu hiệu chết cành, quanh năm vẫn xanh tốt.

Những ngày hè, cây hoa đại tỏa bóng mát cả sân khu lăng mộ bà chúa Mẫu, màu hoa trắng vàng tỏa ngát hương.

Những ngày hè, cây hoa đại tỏa bóng mát cả sân khu lăng mộ bà chúa Mẫu, màu hoa trắng vàng tỏa ngát hương.

Ông Tống Hùng Nam (60 tuổi, người trông coi khu di tích tượng đá Đa Bút), cho biết: “Trước đây, khu di tích hoang tàn như bãi đất hoang. Năm 1998, tôi lên khu vực này để khai hoang, dồn điền đổi thửa. Thấy khu di tích xuống cấp nên đã trùng tu, xây lại đền thờ cho bà. Những năm qua, nhờ sự quan tâm của chính quyền, người dân, và anh em bạn bè, khu di tích đã phần nào được chỉnh trang, trùng tu khuôn viên, sân vườn. Về cây hoa đại này thì chắc phải có niên đại đến hàng trăm năm tuổi, nhiều lần chỉ nghe các cụ bảo rằng cây hoa đại có từ ngày xây dựng khu lăng mộ cho bà chúa Mẫu”.

Ông Tống Hùng Nam (60 tuổi, người trông coi khu di tích tượng đá Đa Bút), cho biết: “Trước đây, khu di tích hoang tàn như bãi đất hoang. Năm 1998, tôi lên khu vực này để khai hoang, dồn điền đổi thửa. Thấy khu di tích xuống cấp nên đã trùng tu, xây lại đền thờ cho bà. Những năm qua, nhờ sự quan tâm của chính quyền, người dân, và anh em bạn bè, khu di tích đã phần nào được chỉnh trang, trùng tu khuôn viên, sân vườn. Về cây hoa đại này thì chắc phải có niên đại đến hàng trăm năm tuổi, nhiều lần chỉ nghe các cụ bảo rằng cây hoa đại có từ ngày xây dựng khu lăng mộ cho bà chúa Mẫu”.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm