Khám phá vẻ đẹp ấn tượng của hồ núi lửa thuộc top đẹp nhất thế giới
Vẻ đẹp của những quốc gia ít được ghé thăm nhất trên thế giới / Những địa điểm bị đồn ma ám đáng sợ nhất Trung Quốc
Hồ Atilan của Guatemala nằm giữa 3 ngọn núi lửa cao chót vót. Lưu vực miệng núi lửa của hồ Atitlan được hình thành sau một vụ phun trào núi lửa cách đây 84.000 năm. San Pedro là ngọn núi lửa lâu đời nhất trên bờ hồ Atitlan và không còn hoạt động. Hai ngọn núi còn lại là Toliman và Atitlan vẫn hoạt động và có khả năng phun trào vào một thời điểm nào đó không xa trong tương lai.
Hồ Atilan được ca ngợi là một trong những hồ đẹp nhất thế giới.
Hồ này luôn được ca ngợi là một trong những hồ đẹp nhấtthế giới. Vi khuẩn lam độc hại “nở hoa” và ô nhiễm do nhựa đã làm phai nhạt vẻ đẹp như tranh vẽ của hồ. Rất may, trong những năm gần đây, việc cấm sử dụng nhựa một lần đã giúp hồ Atitlan khôi phục lại “vinh quang” trước đây.
Bờ hồ Atitlan có nhiều khu từng là nơi định cư của người Maya. Hiện nay, nhiều cộng đồng xung quanh hồ Atitlan có dân cư là con cháu của người Maya cổ đại. Các ngôi làng xung quanh hồ chủ yếu làm nông nghiệp, với nhiều trang trại trồng ngô, bơ và cà phê dọc theo chân núi lửa.
Nhiều người đam mê du lịch cho rằng, vẻ đẹp của hồ Atitlan là đối thủ hoặc thậm chí vượt mặt hồ Como tuyệt đẹp của Ý. Làn nước xanh thẳm của Atitlan và những ngọn núi lửa bao quanh tạo nên một khung cảnh nguyên sơ, hùng vĩ. Phong cảnh ngoạn mục này và mối liên hệ với nền văn hóa Maya sôi động đã khiến hồ Atitlan trở thành điểm du lịch hút khách, là điểm đến mơ ước của biết bao người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'