Khang Hi nghe tin người này chết đã quỳ xuống bái lạy cảm tạ đất trời, sung sướng vô cùng
Ảnh màu hiếm cuối thời nhà Thanh: Các cung nữ khác xa trong phim, hình ảnh đôi chân "cực phẩm" khiến hậu thế thán phục / Thông tin về thị trấn nhỏ nhưng không một ai muốn sống dù được trợ cấp và ở miễn phí, chính phủ phải đứng ra kêu gọi
Cát Nhĩ Đan là thủ lĩnh bộ tộc Lạp Đặc Mông Cổ của Chuẩn Cát Nhĩ thời Thanh, là con trai thứ 6 của Ba Đồ Nhĩ Đồn Thai Cát. Năm Khang Hi thứ 9 (năm 1670), anh trai của ông là Tăng Cách bị giết trong cuộc nội chiến trong dòng quý tộc Chuẩn Cát Nhĩ. Năm tiếp theo, Cát Nhĩ Đan trở về từ Tây Tạng, đánh bại chính địch, đoạt được quyền thống trị bộ tộc Chuẩn Cát Nhĩ. Năm Khang Hi thứ 15, Cát Nhĩ Đan đánh chiếm thúc phụ Sở Hổ Bố Ô Ba Thập, năm tiếp đó đánh bại thủ lĩnh Ngạc Tề Nhĩ Đồ Hãn của bộ Hòa Thạc Đặc. Năm thứ 27, tấn công bộ Khách Nhĩ Khách Mông Cổ Thổ Tạ Đồ Hãn, tiếp đó lại tấn công khu vực Ô Chu Mục Tần Nội Mông Cổ, uy hiếp Bắc Kinh.
Khang Hi đã từng 3 lần thân chinh. Năm thứ 29, trong cuộc chiến Ô lan Bố Thông, Cát Nhĩ Đan thua trận lui về Khoa Bố Đa. Năm thứ 35, trong cuộc chiến Chiêu Mạc Đa (phía năm núi Khải Đặc Nội Mông ngày nay), quân chủ lục của Cát Nhĩ Đan bị quân Thanh đánh tan tác. Tháng 4 năm Khang Hi thứ 36, bên bờ sông Hoàng Hà khu vực Ninh Hạ, Khang Hi cuối cùng cũng chờ được tin Cát Nhĩ Đan qua đời.
Về nguyên nhân cái chết, trong lịch sử có rất nhiều ý kiến. Có nơi ghi chép là uống thuốc độc tự vẫn, cũng có ghi chép là chết do sắc dục quá độ dẫn đến thượng phong, cũng có ghi chép là chết do bệnh dịch. Tương truyền, khi Khang Hi biết tin Cát Nhĩ Đan chết là lúc đang làm lễ tế trên bờ sông Hoàng Hà, ngay lập tức quỳ xuống trên bờ sông Hoàng Hà, bái lạy trời đất, sung sướng vô cùng.
Tại sao Cát Nhĩ Đan lại cứ muốn dây dưa không dứt với Khang Hi? Điều này khiến rất nhiều người cảm thấy khó hiểu bởi xét về lãnh thổ, dân số, quân đội mà nói thì Chuẩn Cát Nhĩ Hãn với triều Thanh đều có sự khác biệt to lớn. Về vấn đề này, sau này có rất nhiều người đều phiến diện cho rằng đây chính là do Cát Nhĩ Đan không phục tùng sự thống trị của nhà Thanh, không tự lượng sức mình mới phát động chiến tranh. Nhưng nếu như chúng ta nghiên cứu sâu hơn thì sẽ phát hiện ra một điều đáng kinh ngạc, thực ra Cát Nhĩ Đan lựa chọn làm kẻ thù với nhà Thanh rất có thể là do bị ép đến đường cùng.
Cát Nhĩ Đan là một vị tướng tài nhưng không gặp thời bị chính Sa Nga giăng bẫy.Tại sao lại nói như thế? Điều này phải bắt đầu nói từ nước có lãnh thổ nước Nga ngày nay. Khi ấy nước Nga vẫn chưa gọi là Nga, mà là đế quốc Sa Nga. Trong một khoảng thời gian dài trong lịch sử Trung Quốc, Đế quốc Sa Nga không hề tồn tại, khi đế quốc này xuất hiện và phát triển thì ở Trung Nguyên đã là cuối thời Minh. Nhưng điều này không hề cản trở đế quốc này khát khao lãnh thổ cực độ. Khi Sa Nga mở rộng đường xuống phía Nam, xảy ra xung đột vũ trang với nước Chuẩn Cát Nhĩ Hãn, hai nước trong trận chiến tranh tranh giành Kazakhstan khiến Chuẩn Cát Nhĩ Hãn chiến thắng một cách đau đớn ý thức được rằng: Chỉ cần bản thân mình muốn phát triển tiếp, vậy thì sớm muộn cũng sẽ có một ngày xảy ra chiến tranh với Sa Nga.
Nhưng chỉ một chút quân đội ít ỏi của Sa Nga mà đã khiến bản thân phải trả một cái giá đắt như thế, nếu như không mở rộng lãnh thổ và tăng dân số làm lực lượng dự bị cho mình thì bản thân sớm muộn gì cũng sẽ có ngày bị Sa Nga thôn tính. Vì thế, nhằm tạo ra đường lui cho mình trong tương lai, Cát Nhĩ Đan đã chuyển mục tiêu sang triều Thanh mới được lập nên không lâu. Đối với Cát Nhĩ Đan mà nói, triều Thanh là đối tượng dễ bắt nạt hơn Sa Nga rất nhiều. Lý do rất đơn giản, thứ nhất triều Thanh mới được xây dựng không lâu còn chưa ổn định, lòng dân vẫn chưa quy về triều đình vì thực lực Nam Minh ngày đó vẫn còn rất hùng mạnh, nếu như Cát Nhĩ Đan chỉ châm một ngọt lửa nhỏ thì triều Thanh có lẽ sẽ lùi lại nhượng bộ một bước để tránh hai cuộc chiến tranh. Thứ hai là vì Cát Nhĩ Đan thấy thực lực quân sự của quân Thanh hình như cũng không được mạnh cho lắm.
Vì trong năm 1651, Khabarov dẫn đầu 1 đội quân 150 người tấn công vào Trung Quốc, để tiêu diệt đội quân này, Ninh Cổ Tháp Chương Kinh Hải Sắc đem 600 binh sĩ của mình, cộng thêm hơn 1000 người từ các địa phương khác tới tiến công vào thôn Ô Lạp Trát ở Sở Đà Trát mà quân Sa Nga xâm chiếm và phát động đánh đột kích vào rạng sáng. Tuy trong cuộc chiến tranh này, quân Thanh đã giành chiến thắng nhưng chỉ giết được 10 người, làm thương 76 người của quân Sa Nga còn quân Thanh lại hi sinh 676 mạng người, tổn thất hơn 800 ngựa chiến. Đối diện với những thông tin như thế, thêm vào việc khi ấy trọng tâm của Sa Nga đã hướng về Siberia, đợi khi chinh phục được Siberia thì sẽ quay lại bắt đầu xâm lăng. Vì thế, làm thế nào để chiếm lấy nhiều lãnh thổ hơn, nhiều dân số hơn, nhiều lương thực hơn đã trở thành vấn đề mà Cát Nhĩ Đan cần giải quyết.
Đương nhiên, nếu tấn công Sa Nga thì quá nguy hiểm, thế nên cũng chỉ có thể chuyển hướng sang triều Thanh. Hơn nữa, khi ấy Sa Nga cũng sợ Cát Nhĩ Đan sẽ nhân lúc mình chuyển trọng tâm sang Siberia mà đâm sau lưng mình một nhát dao cũng vô cùng ủng hộ Cát Nhĩ Đan xuống phía Nam chinh phục triều Thanh. Hơn nữa, việc ủng hộ này còn rất thực tế, bao gồm việc cung cấp những vũ khí đạn dược, hơn thế nữa là cung cấp không ít những tình báo quân sự và trang bị vũ khí của triều Thanh cho Cát Nhĩ Đan. Mong rằng nhờ thế mà sau khi mình có thể xử lý Siberia xong thì sẽ ngồi ngư ông đắc lợi. Việc Cát Nhĩ Đan đấu đá với Khang Hi, chỉ có thể nói là do bần cùng bất đắc dĩ, hi vọng lấy được viện trợ từ Sa Nga, chiếm được Mãn Thanh. Thế nhưng chỉ tiếc là đánh giá quá cao năng lực bản thân, cuối cùng lại nước mất nhà tan, bản thân diệt vong.
Về chính trị, Cát Nhĩ Đan không phải là kẻ bất tài. Về quân sự, ông cũng là người có tài năng. Ông dùng thời gian 10 năm để xây dựng binh nghiệp, chiến tích hiển hách. Ông tung hoành thiên hạ, mưu thâm, lão luyện, nhất thời trở thành nhân vật nổi tiếng trên vùng thảo nguyên phương Bắc Trung Quốc, đất nước Chuẩn Cát Nhĩ Đan do ông lãnh đạo cũng trở thành một lực lượng lớn mạnh trên vũ đài chính trị Trung Quốc trong nửa cuối thế kỷ 17. Cát Nhĩ Đan còn trung thành với tư tưởng và nguyên tắc chính trị của chính mình, cho tới khi đi vào đường cùng thà làm ngọc vỡ cũng không chịu làm ngói lành, chỉ chấp nhận lời đầu hàng của triều Thanh, điều này đã thể hiện khí chất đáng quý của một chính trị gia. Từ ý nghĩa này mà nói, Cát Nhĩ Đan không hổ danh là một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng của tộc Mông Cổ.
Lịch sử đánh giá Cát Nhĩ Đan đã thua, thua một cách triệt để. Điều này vốn dĩ là có liên quan tới việc Cát Nhĩ Đan đã đắc tội với quá nhiều người trong chính trị, về quân sự cũng mắc quá nhiều sai lầm về sách lược như cô lập trong chiến khu của địch và cả triều Thanh của Khang Hi - người mà ông phải đối đầu quá hùng mạnh. Điều đáng buồn nhất là Cát Nhĩ Đan thất bại trong việc giao thiệp chính trị và ngoại giao với Sa Nga. Vốn dĩ Cát Nhĩ Đan muốn mượn sức mạnh của Sa Nga để đạt được mục đích xâm chiếm Sa Nga và triều Thanh nhưng lại bị Sa Nga lợi dụng, ngược lại lại trở thành quân cờ để Sa Nga và triều Thanh mặc cả với nhau.
Cuối cùng khi bị Sa Nga bỏ rơi, Cát Nhĩ Đan đối mặt trực diện với quân Thanh, không địch lại nổi, trở thành quân tốt qua sông, không có đường lui. Đương nhiên, sự thất bại của Cát Nhĩ Đan, nói từ căn bản thì hành động của ông đã đi ngược lại với trào lưu xu hướng lịch sử củng cố và thống nhất quốc gia đa dân tộc của Trung Quốc, đến cuối cùng cũng không tránh khỏi con đường bị diệt vong, Xét về ý nghĩa này thì Cát Nhĩ Đan là một nhân vật lịch sử mang tính bị kịch.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách