Trong Tam Quốc, duy chỉ có 2 người có thể đánh bại Lữ Bố: Lý Tiến ai cũng rõ, số 2 mới là bí ẩn, chỉ 10% fan biết mà thôi
Lữ Bố có phải là kẻ tiểu nhân như trong “Tam Quốc Chí” khắc họa? / Trong Tam Quốc, Trương Phi dùng cách gì mà chỉ bằng 'tiếng hét' có thể đẩy lùi vạn quân địch? Đánh với Lữ Bố hơn 50 hiệp?
Lữ Bố được xếp đệ nhất võ tướng trong thời Tam Quốc, gần như không ai có thể địch nổi. Điều này vừa hay có sự tương ứng khá lớn với bảng xếp hạng "24 danh tướng" Tam Quốc. Chúng ta vẫn thường có những topic bàn luận về việc mãnh tướng này thực chất sẽ có thể bại dưới tay ai, tuy nhiên đó thường sẽ là những cái tên rất đỗi quen thuộc và vốn uy trấn thiên hạ. Tuy nhiên theo nhận định, chỉ 2 đại nhân vật sở hữu khả năng này ở mức cao nhất, chỉ rất ít fan Tam Quốc mới biết đến.
Đồng Uyên
Người đầu tiên chính là sư phụ của Triệu Vân - Đồng Uyên. Miêu tả về Đồng Uyên trong Tam Quốc khá ít nhưng nếu điều tra kỹ về lai lịch của ông thì có thể biết đó không phải là chuyện đùa. Đồng Uyên là một danh gia võ thuật, trong Tam Quốc có danh hiệu "Đệ nhất thương vương".
Ba đệ tử của ông đều là những nhân vật đẳng cấp bậc nhất trong Tam Quốc. Đứng đầu trong đó là Triệu Vân. Triệu Vân và Lữ Bố là 2 nhân vật ở cùng một thời kỳ nhưng hai người này không hề trực tiếp giao đấu với nhau, thế nên không dễ so sánh.
Tuy nhiên, Triệu Vân trong thời Tam Quốc, giá trị võ lực của ông cũng chỉ kém hơn Lữ Bố. Năm ấy, ông 7 lần ra vào doanh trại quân Tào cứu A Đẩu rồi trong chớp mắt lại giết 56 chiến tướng trong doanh trại quân Tào cũng khiến Tào Tháo kính ngưỡng, nể phục.
Cả đời Triệu Vân gần như chưa từng nếm mùi thất bại, những điều này đều phải cám ơn sư phụ của ông là Đồng Uyên. Vì Triệu Vân là đệ tử của Đồng Uyên nên Đồng Uyên có thể nói là đã truyền thụ hết tinh túy của mình cho Triệu Vân, không những đã truyền thụ cho Triệu Vân tuyệt chiêu "Bách Điểu Triều Phượng Thương" còn khiến ông chuyên tâm đọc binh thư.
Đây cũng là nguyên nhân cơ bản vì sao Triệu Vân trong lịch sử Tam Quốc trở thành một tướng lĩnh truyền kỳ. Đồng Uyên còn có 2 đệ tử khác, một là Trương Tú suýt nữa giết được Tào Tháo, còn có một người là Trương Nhậm - người phụ trách thủ thành Ích Châu.
Chiến tích của hai người này trong Tam Quốc cũng đều được xếp hạng bậc nhất. Tục ngữ có câu, sư xuất cao đồ, thầy giỏi ắt có trò tài. Ba người đệ tử của Đồng Uyên đều thiện chiến như thế, nếu như ông giao đấu với Lữ Bố, chắc chắn sẽ chiếm thế thượng phong.
Lý Tiến
Còn người thứ hai chính là Lý Tiến. Cái tên Lý Tiến này có lẽ cũng không phải là quá quen thuộc trong Tam Quốc nhưng năng lực của ông tuyệt đối không hề kém hơn so với Lữ Bố. Tại sao lại khẳng định như vậy? Có hai nguyên nhân, thứ nhất là Lý Tiến và Đồng Uyên đã từng đại chiến hàng trăm lần, bất phân thắng bại. Có thể chiến đấu với Thương vương như thế, vậy thì đấu với Lữ Bố đương nhiên cũng không quá khó đoán.
Thứ hai, là Lữ Bố và Lý Tiến từng có cuộc giao đấu trực tiếp. Kết quả là Lữ Bố thua bỏ chạy. Không chỉ có vậy, Lữ Bố còn làm mất cả Đô Thành Hàm Đan của mình. Nếu như không phải Lữ Bố có ngựa báu Xích Thố thì có thể ông đã chết dưới tay Lý Tiến rồi, cũng sẽ chẳng có những câu chuyện về sau. Thế nên, trong Tam Quốc, tuy Lữ Bố mạnh nhưng ông tuyệt đối không phải là vô địch, vì vỏ quýt dày có móng tay nhọn, núi cao còn có núi cao hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về đồ lót của phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến, thời Võ Tắc Thiên phóng khoáng khó tin
Thời xưa không có đồ lót, phụ nữ làm thế nào để che đậy sự riêng tư của mình? Sau khi đọc xong, phần dưới của tôi cảm thấy lạnh
Bộ trang phục mai táng bị mộ tặc bỏ lại không thèm lấy, chuyên gia giám định phải ngỡ ngàng, trị giá thực sự hơn 8 nghìn tỷ đồng
Dòng họ chưa đến 1% dân số Việt Nam nhưng sản sinh nhiều anh hùng kiệt xuất, tướng tài giỏi
Có bao nhiêu thủy ngân đổ vào lăng Tần Thủy Hoàng? Các chuyên gia nói rằng bạn có thể hiểu được bằng cách nhìn vào những cây lựu gần đó
Hòn đá kì lạ ở Ấn Độ, đứng nghiêng 45 độ, đến cả một nhóm người cũng không đẩy nổi?