Khỉ đột nổi tiếng thông minh, thạo 1.000 ngôn ngữ ký hiệu vừa qua đời
Bộ ảnh siêu thực đẹp mê hồn về những chú ngựa trắng giữa vùng băng giá / Bí ẩn kinh hãi về tam giác Rồng khiến nhiều người mất tích
Theo Metro, Koko chết khi đang ngủ vào sáng hôm 20/6.
Tổ chức The Gorilla Foundation vừa thông báo về sự ra đi của nó. “Koko đã kết nối với cuộc sống của hàng triệu người với vai trò là một đại sứ cho loài khỉ đột và một biểu tượng cho sự kết nối và thấu cảm giữa các loài”, Gorilla Foundation cho hay. “Mọi người yêu mến và tiếc thương trước sự ra đi của nó”.
Con khỉ đột cái thuộc giống khỉ đột thấp phương Tây (Gorilla gorilla gorilla) ra đời ngày 4/7/1971 tại Vườn thú San Francisco và được đặt tên Hanabi-ko “Koko”.
Khỉ Koko trở nên nổi tiếng sau khi được Tiến sĩ Francine “Penny” Patterosn dạy ngôn ngữ ký hiệu.
Năm 1974, Tiến sĩ Patterosn và Tiến sĩ Ronlad Cohn đưa Koko và dự án tới Stanford (Anh) và thiết lập tổ chức The Gorilla Foundation.Koko được dạy ngôn ngữ ký hiệu từ khi mới 1 tuổi trong đề tài thử nghiệm khoa học củaPenny.
Trải qua hơn 40 năm, Koko đã học được hơn 1.000 từ của ngôn ngữ ký hiệu, tương đương số lượng từ vựng một em bé chập chững biết đi học được.
Ngoài khả năng ngôn ngữ ký hiệu tuyệt vời, khỉ đột Koko còn có sự gắn bó mẫu tử với những con mèo. Kolo làm thay đổi quan điểm của thế giới về trí tuệ loài vật và khả năng đồng cảm của chúng với những con vật khác.
Trong thời gian ở Stanford, dự án dạy ngôn ngữ ký hiệu cho Koko được mở rộng với sự tham gia của bạn đồng hành là chú khỉ đột Ndume.
Khả năng ngôn ngữ và sự thấu hiểu trong giao tiếp với con người của Koko đã khiến hàng triệu người trên thế giới ngạc nhiên.
Koko từng xuất hiện trong rất nhiều phim tài liệu và trên trang bìa của tạp chí National Geographic hai lần, tháng 10/1978 và tháng 1/1985.
Một số hình ảnh về Koko:
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?