Khám phá

Khỉ khổng lồ, khoa học và huyền thoại

Các nhà cổ sinh vật học đồng ý với nhau rằng loài linh trưởng khổng lồ tiền sử đã biến mất từ lâu vì không thích nghi với môi trường. Nhưng bên lề khoa học, một số nhà nghiên cứu không chính thống cho rằng loài động vật này vẫn tồn tại qua dấu vết của loài thường được gọi là yeti hay “big foot”.

Bí ẩn về dã nhân Bigfoot được làm sáng tỏ / Mỹ xuất hiện sinh vật lạ nghi là quái vật huyền thoại Bigfoot

Loài vượn người khổng lồ - có tên Gigantopithecus với dáng đi được mô tả qua hình tượng King Kong trên màn ảnh, đã biến mất khỏi mặt đất cách nay 1 triệu năm. Với chiều cao khoảng từ 2 đến 3 mét và cân nặng từ 200 - 500 kg, động vật này được xem là loài khỉ lớn nhất trong lịch sử của hành tinh chúng ta. Ngoài một số xương hàm và nhiều chiếc răng đã được phát hiện, giới khảo cổ cũng không có thêm nhiều chứng cứ khác.


Ảnh chụp hình dáng được cho là của một “big foot” tại bang Pennsylvania (Mỹ) công bố hồi năm 2013. (Ảnh Paris Match)

Ảnh chụp hình dáng được cho là của một “big foot” tại bang Pennsylvania (Mỹ) công bố hồi năm 2013. (Ảnh Paris Match)

Chứng cứ khảo cổ ít ỏi

Trong tác phẩm được công bố trên tạp chí Quaternary International mới đây, chuyên gia cổ sinh vật học Hervé Bocherens thuộc Trung tâm Senckenberg - chuyên nghiên cứu về tiến hóa nhân loại và môi trường cổ đại (Đức), cho rằng chưa đủ cơ sở khoa học để khẳng định rõ loài vật khổng lồ này thường đi bằng hai chân hay bốn chân, thậm chí có hình dạng như thế nào.

Tuy nhiên, nhiều người hình dung loài vật này cũng giống đười ươi quá khổ như hình ảnh vua khỉ Louie - nhân vật từng bắt cóc Mowgli trong bộ phim dựa theo tác phẩm của Rudyard Kipling sẽ được phát hành vào tháng 3 tới. Hoặc có người tưởng tượng Gigantopithecus giống như khỉ đột màu đen nhưng rất to.

Chuyên gia Bocherens và nhóm cộng sự quốc tế đã nghiên cứu men răng của loài vật này và nêu tập tính của chúng. Những chiếc răng đầu tiên được tìm thấy hồi năm 1930 khi chúng được bán như dược liệu ở Trung Quốc.

Họ cho biết loài vật này chỉ sống trong rừng và tìm thức ăn ở đó, chủ yếu là thực vật. Tuy nhiên trong thế canh tân địa chất (pleistocene) - khoảng thời gian kéo dài từ 2,8 triệu năm đến 9.600 năm trước thời đại chúng ta, nhiều khu vực rừng rậm đã biến thành trảng cỏ khiến không còn đủ thức ăn cho loài vật có kích thước khổng lồ này tồn tại.

 

Gigantopithecus thực sự biết mất?

Vào năm 1952, cha đẻ ngành động vật bí ẩn (cryptozoology) Bernard Heuvelman nêu khả năng khỉ khổng lồ đã thích nghi với môi trường sống địa hình cao và còn ẩn náu trên các dãy núi Himalaya làm dấy lên huyền thoại yeti.

Trước những đồn đại về sự xuất hiện và dấu vết của người tuyết “big foot” ở Bắc Mỹ, một chuyên gia động vật bí ẩn khác người Scotland Ivan Terence Sanderson nêu giả thuyết, khỉ khổng lồ đã vượt eo biển Bering để đến Bắc Mỹ.

Một cảnh quay ấn tượng được công bố hồi năm 1967 cũng như nhiều tranh cãi cho thấy khá rõ hình ảnh loài vật khổng lồ tương tự như những gì nhiều người tự nhận mình chứng kiến từng mô tả.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm