Khi nào châu Á sáp nhập với châu Mỹ?
Sự sống trên Trái Đất bắt đầu từ núi lửa / Phát hiện lớp mới trong lòng Trái Đất
Ảnh mô phỏng việc châu Mỹ và châu Á "đâm" vào nhau tại Bắc cực và sáp nhập thành siêu lục địa Amasia trong tương lai. Ảnh: Nature |
Theo họ, châu Mỹ và mảng lục địa Á-Âu sẽ gặp nhau tại Bắc cực và sáp nhập với nhau thành một siêu lục địa được đặt tên là Amasia trong 50 - 200 triệu năm nữa. Quá trình này sẽ đưa châu Mỹ tới vị trí hiện được biết đến như “vành đai lửa” Thái Bình Dương.
Một siêu lục địa mới có tên Pangaea cũng sẽ ra đời từ sự sáp nhập tương tự giữa châu Phi và châu Úc. Như vậy, sẽ chỉ còn Nam cực “cô độc” trong quá trình thay đổi lớn về địa chất này.
Kết quả các nghiên cứu cho thấy, các mảng lục địa trên lớp vỏ Trái Đất liên tục dịch chuyển trong quá trình xảy ra vận động kiến tạo của hành tinh. Quá trình này đã khởi tạo nên các khu vực như sống núi giữa Đại Tây Dương, nơi hình thành Iceland, và những vùng có mảng kiến tạo này nằm chồng lên mảng kiến tạo khác ở ngoài khơi Nhật Bản.
Các nhà địa chất học tin rằng, qua hàng tỷ năm, các mảng kiến tạo dịch chuyển đã khiến các lục địa chia tách và sáp nhập theo chu kỳ, tạo nên các siêu lục địa như Nuna, cách đây 1,8 tỷ năm; Rodinia, cách đây 1 tỷ năm và sau đó là Pangaea, cách đây 300 triệu năm (kết quả của sự sáp nhập gần đây nhất giữa châu Phi và châu Úc).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ