Khi phi tần dùng dịch bệnh để tranh sủng ở Chân Hoàn - Như Ý Truyện: Hoa phi chế ra cả thuốc, Càn Long suýt bị hại bỏ mạng!
Phi tần nhà Thanh và cuộc sống ảo vọng xa hoa / Câu chuyện hậu cung thời phong kiến Trung Hoa: Có những triều đại có tới 20.000 phi tần
Bệnh dịch có thể ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Ngay cả trong những bức tường cung cấm tưởng như an toàn, dịch bệnh cũng có thể lan đến và gây nguy hiểm cho mọi người. Yếu tố này từng được thể hiện rõ nét trong Chân Hoàn Truyện và Như Ý Truyện - hai tác phẩm cung đấu gây sốt của Lưu Liễm Tử. Ở mỗi thời điểm, hoàng thượng và các phi tần có cách giải quyết, thậm chí "lợi dụng" dịch bệnh rất riêng biệt.
Chân Hoàn Truyện: Chân Hoàn không tuân thủ cách ly, Hoa phi lấy công chuộc tội nhờ thuốc giải
Trong Chân Hoàn Truyện, bệnh dịch bắt đầu bùng phát ngay sau khi Huệ Quý nhân Thẩm My Trang (Lan Hi) bị giáng xuống làm Thẩm Đáp ứng. Lúc này, bản thân cô cũng mắc bệnh dịch rồi nằm liệt giường, không ai chữa trị.
Dịch bệnh khiến nhiều người chết trong Chân Hoàn Truyện
Chân Hoàn khó chịu khi cả cung đều có mùi giấm
Thẩm My Trang mắc bệnh dịch
Vì lo cho tỷ tỷ, Chân Hoàn (Tôn Lệ) nhất quyết xông vào mặc cho dễ bị lây lan. May mắn là ma ma và các nô tỳ đã chặn cô lại. Ngay lúc này, các Thái y, trong đó có Ôn Thực Sơ, vẫn đang nghiên cứu phương thuốc chữa trị.
Chân Hoàn đòi xông vào chỗ người bệnh
Vì sắp bị hoàng thượng xử trí do có mưu hãm hại Thẩm My Trang, Hoa phi (Tưởng Hân) vô cùng lo sợ. Thế là Quý nhân Tào Cầm Mặc đã đề xuất Hoa phi lập công lớn chuộc tội. Hoa phi sai hai thái y lén trộm giấy tờ nghiên cứu phương thuốc của Ôn Thực Sơ, mang về cho vị nương nương "chanh sả" của Chân Hoàn Truyện. Tốn thêm một số ngày giờ, phương thuốc (hay vắc-xin chống dịch) đã ra mắt. Hoa phi nhờ lập công lớn nên được hoàng thượng xí xóa lỗi lầm, Chân Hoàn mặt "chù ụ" rời đi do không thể hạ bệ Hoa phi.
Hoa phi thành công chế được phương thuốc
Thế nhưng thuốc vốn dĩ là do Ôn Thực Sơ nghiên cứu
Như Ý Truyện: Phi tần lợi dụng dịch bệnh để sát hại hoàng đế
Thực chất dịch bệnh ở Như Ý Truyện lại khá tình cờ. Ngay sau khi Tuệ Quý phi (Đồng Dao) qua đời, trong cung bắt đầu xuất hiện dịch bệnh. Người đầu tiên bị lây nhiễm lại chính là hoàng đế Càn Long (Hoắc Kiến Hoa). Ở lần cuối đến thăm Cao Hy Nguyệt, Càn Long đã ngồi lên chiếc đệm mà trên đó, Cao Hy Nguyệt đã cố ý bôi trét bệnh dịch lên. Vì thế sau khi cô bỏ mạng, Càn Long cũng bắt đầu bệnh liệt giường và bị cách ly.
Cao Hy Nguyệt truyền bệnh dịch vào đệm ngồi của Càn Long
Càn Long bị bệnh đậu mùa
Người duy nhất chịu vào chăm sóc cho hoàng đế là Phú Sát Hoàng hậu (Đổng Khiết). Hội phi tần Như Ý Truyện cũng giới thiệu đến khán giả bộ sưu tập khẩu trang chống dịch phong cách cổ trang vô cùng đẹp nhưng khá mỏng.
Ai nấy đeo khẩu trang để chống dịch
Hoàng hậu không cho bất kì ai tiếp cận hoàng thượng, kể cả Như Ý (Châu Tấn)
Nô tỳ của Cao Hy Nguyệt muốn trả thù
Mai tần là người thực hiện
Kết quả, con vừa sinh không lâu của hoàng hậu qua đời
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái