Khám phá

Tại sao hoàng đế xưa không để phi tần cho hoàng tử bú sữa mà phải nhờ vú nuôi, hóa ra cũng vì sự ích kỷ của vua

Xã hội ngày nay luôn khuyến khích các bà mẹ cho con bú sữa trực tiếp nhưng các phi tần xưa lại không ai được làm điều này.

Vì sao sau khi nhận được ân sủng của Hoàng đế, phi tần đi đứng đều cần cung nữ dìu tay? / Danh tính phi tần 70 tuổi vẫn được Càn Long lật thẻ bài, khiến mỹ nhân hậu cung vừa ghen vừa nể

Nếu thường xem phim cổ trang Trung Quốc, bạn sẽ thấy có vấn đề kỳ lạ, sau khi hoàng hậu hoặc thê thiếp sinh con, họ thường không trực tiếp cho con bú sữa mẹ mà thay vào đó sẽ tìm vú nuôi để cho đứa trẻ ăn.

Trong xã hội hiện đại, chúng ta đều biết nêncho trẻ bú sữa mẹ càng sớm càng tốt nhưng tại sao trong xã hội Trung Hoa cổ đại xưa, các phi tầnlại không làm như vậy? Điều này có liên quan tới những nguyên nhân sau.

1. Để sớm tiếp tục sinh con

Người xưa cho rằng khi người mẹ sinh con, nếu mẹ và con bị tách ra, không cho con bú, người phụ nữ có thể sớm quan hệ để tiếp tục nhiệm vụ sinh sản. Xã hội xưa quan tâm đến việc sinh con đẻ cái, cần người nối dõi và hoàng gia tất nhiên cũng không ngoại lệ, họ cũng cần đông con cháu để có đủ người thừa kế sự nghiệp cai trị đất nước.

Do đó, những đứa trẻ do các phi tần sinh ra đều do vú nuôi chăm sóc để các phi tần có thể tiếp tục hầu hạ hoàng đế.

Tại sao hoàng đế xưa không để phi tần cho hoàng tử bú sữa mà phải nhờ vú nuôi, hóa ra cũng vì sự ích kỷ của vua - 1

Phi tần xưa sinh con đều giao cho vú nuôi chăm sóc mà không tự mình chăm hay cho con bú. (Ảnh minh họa)

2. Do địa vị

Các phi tần trong cung đều có địa vị cao quý, sau khi trở thành mẫu thân của hoàng tử, công chúa, họ càng trở nên ưu tú hơn. Với địa vị như vậy, việc một phi tần đích thân cởi áo cho con bú có thể bị xem là điều không phù hợp.

Do đó, người xưa cho rằng việc cho con bú nên do người khác thực hiện, vì vậy họ sẽ tìm một vú nuôi đặc biệt để nuôi đứa.

3. Do sự tranh đấu trong hậu cung

Sau khi sinh con, các phi tần phải dành thời gian để hồi phục và mau chóng quay trở lại cuộc chiến giành sự sủng ái của vua. Có thể nói cuộc chiến chốn hậu cung không bao giờ dừng lại, ai cũng muốn tranh giành vô số ân huệ.

 

Địa vị chính trị của mẹ ổn định thì mới có thể giữ an toàn cho con cái. Nếu như vì chăm con mà không có thời gian để hầu hạ hoàng đế, tranh giành sủng ái thì sớm muộn cũng sẽ bị thất sủng. Do đó, việc ở cữ hoàn toàn để chăm con không phù hợp với các mỹ nhân trong cung.

Tại sao hoàng đế xưa không để phi tần cho hoàng tử bú sữa mà phải nhờ vú nuôi, hóa ra cũng vì sự ích kỷ của vua - 2

Phi tần không cho con bú để gìn giữ nhan sắc, sớm quay lại cuộc chiến tranh giành sự sủng ái của vua. (Ảnh minh họa)

Hơn nữa, để giành được sự yêu thương của vua thì nhan sắc cũng là yếu tố quan trọng. Các phi tần phải luôn giữ gìn vóc dáng và thể trạng tốt, nếu vì cho con bú mà ngực chảy xệ, xấu xí khiến hoàng đế ghét bỏ thì tương lai cũng khó có được cuộc sống tốt đẹp trong hậu cung. Vì vậy, để giữ dáng và lấy lòng hoàng đế, họ để con cho vú nuôi.

4. Do yêu cầu của hoàng đế

 

Lý do quan trọng nhất của việc các phi tần không được phép tự cho con bú là bởi yêu cầu của hoàng đế. Hoàng gia Trung Hoa xưa cho rằng nếu hoàng hậu và con, nhất là hoàng tử quá thân thiết, đứa trẻ có thể dùng quyền lực của mẹ và gia đình bên ngoại để đe dọa đến những hoàng tử khác và thậm chí là cả ngai vàng của vua.

Đó là một lời đe dọa nên hoàng đế không cho phép phi tần cho con bú chính là để bảo vệ sự cai trị của mình được kéo dài cho tới lúc qua đời, đây cũng chính là một lý do ích kỷ của vua.

Có thể thấy lý do người xưa không cho con bú chủ yếu liên quan tới lợi ích cá nhân, chưa có sự suy nghĩ cho đứa trẻ và bà mẹ. Ngày nay nhờ sự phát triển của xã hội và cả y học, các chuyên gia đã nhận thấy có rất nhiều lợi ích của việc cho con bú trực tiếp, không chỉ tốt cho đứa trẻ mà ngay cả người mẹ cũng được hưởng lợi.

Tại sao hoàng đế xưa không để phi tần cho hoàng tử bú sữa mà phải nhờ vú nuôi, hóa ra cũng vì sự ích kỷ của vua - 3

Hoàng đế lo sợ nếu để phi tần trực tiếp chăm con sẽ khiến mẹ con quá gắn kết, lợi dụng quyền lực nhà mẹ để tranh giành ngai vàng. (Ảnh minh họa)

 

Lợi ích từ việc bú sữa mẹ cho bé

Phòng ngừa bệnh tật

Có nhiều bằng chứng cho thấy các tác dụng bảo vệ của sữa mẹ đối với 3 loại bệnh nhiễm trùng ở trẻ nhỏ: bệnh đường tiêu hóa, nhiễm trùng hô hấp và viêm tai giữa.

Các nghiên cứu cho rằng bé càng bú mẹ lâu bao nhiêu thì hiệu quả bảo vệ đối với các bệnh nhiễm trùng càng lớn bấy nhiêu. Bé bú mẹ hoàn toàn được bảo vệ tốt hơn nhiều đối với các bệnh đường tiêu hóa và đường hô hấp, trong khi bé bú mẹ một phần hoặc bú mẹ rất ít không được bảo vệ nhiều như vậy.

Bên cạnh đó, trẻ bú mẹ lâu cũng sẽ giảm tần suất bệnh hen và dị ứng. Các đặc tính của sữa mẹ cũng có thể giúp hệ miễn dịch của bé hoạt động hiệu quả hơn.

 

Bú mẹ có thể giúp phòng ngừa một số bệnh khác bao gồm nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng đường ruột, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Tốt cho tinh thần trẻ

Một số nghiên cứu cho rằng bú mẹ cũng có thể tác động tích cực tới sự phát triển tinh thần của trẻ.Trẻ được tiếp xúc gần gũi với mẹ khi bú sữa trực tiếp sẽ có cảm giác an toàn, ít khóc và tinh thần ổn định hơn.

Ngừa béo phì

Có nhiều bằng chứng cho thấy trẻ ít bị thừa cân hay béo phì nếu được bú mẹ khi còn nhỏ. Bé bú mẹ ít nhất 3 tháng có tỷ lệ béo phì thấp hơn trong thời niên thiếu, khả năng được bảo vệ cũng gia tăng nếu bé bú mẹ tới 6 tháng. Tác dụng bảo vệ có thể kéo dài tới tận khi trưởng thành.

 

Tránh được nguy cơ mắc các bệnh mạn tính trong tương lai

Một số nghiên cứu cũng cho thấy bú mẹ giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở người trưởng thành như tiểu đường tuýp 2, bệnh tim, huyết áp cao.

Lợi ích của mẹ khi cho con bú

Người mẹ cho con bú sẽ bình phục nhanh hơn sau sinh, khiến kinh nguyệt xuất hiện trở lại muộn hơn, tử cung nhanh chóng trở lại như trước khi có thai và giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú thời kỳ tiền mãn kinh.

Hơn nữa, mẹ cho con bú sẽ giảm cân nhanh hơn, cải thiện tình trạng khoáng hóa các xương, dẫn tới giảm nguy cơ loãng xương, giảm nguy cơ trầm cảm.

 

- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm