Kho báu giấu kín của Pharaoh Tutankhamun lần đầu tiên được đưa ra khỏi lăng mộ sau gần 100 năm
Năm 1922, đoàn khảo cổ do nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter đã phát hiện ra một trong những di tích có giá trị nhất trong lịch sử. Bên trong một cánh rừng Ai Cập, đoàn người của Carter đã khai quật được lăng mộ của Pharaoh Tutankhamun, nơi cất giữ nhiều báu vật cùng các hiện vật mang giá trị lịch sử.
Thông thường, những hiện vật trong lăng mộ sẽ được di dời tới các viện bảo tàng để tiến hành cải tạo, phục vụ cho việc nghiên cứu và trưng bày. Tuy nhiên, lời nguyền nổi tiếng Tutankhamun đã giáng tai họa và cái chết cho hầu hết đoàn khảo cổ khám phá ra lăng mộ này. E ngại trước lời nguyền linh thiêng và bí ẩn đằng sau nó, việc di dời các bảo vật đã được trì hoãn mãi cho tới tháng 7 năm 2019.
Lần đầu tiên, toàn bộ kho báu bên trong lăng mộ Tutankhamun được đưa ra ngoài ánh sáng để công chúng chiêm ngưỡng. Gần đây, chiếc quan tài của vị vua Ai Cập cũng đã được hé lộ. Cỗ quan tài lớn của Tutankhamun tổng thể bao gồm 3 chiếc quan tài được đặt lồng vào nhau. Chiếc trong cùng đặt phần xác ướp được làm bằng vàng nguyên khối, chiếc ở giữa bằng gỗ ghép với nhiều miếng kính màu sắc và chiếc ngoài cùng có kích cỡ lớn nhất được tạo từ gỗ mạ vàng.
Chiếc quan tài ngoài cùng bằng gỗ mạ vàng đã trải qua một lần phục chế và được công bố truyền thông cách đây vài ngày. Trong khi đó, 2 chiếc quan tài còn lại đã được cất tại bảo tàng Ai Cập Giza để chờ phục chế tu sửa. Bộ trưởng Cổ vật Khaled el-Anany của Ai Cập cho biết việc phục hồi toàn bộ các quan tài sẽ mất ít nhất 8 tháng. Ông cho biết chiếc quan tài vàng khối hiện đang trong tình trạng tồi tàn do chưa trải qua lần phục chế nào kể từ khi được phát hiện lần đầu năm 1922.
Nhưng chưa cần tới 2 chiếc quan tài bên trong, chiếc quan tài ngoài cùng cũng đã khiến mọi người phải trầm trồ về độ tinh xảo. Cỗ quan tài có chiều dài 2,21 m sau quá trình phục chế lần đầu đã được đưa ra khỏi ngôi mộ dưới sự giám sát chặt chẽ. Phía ngoài thân quan tài được phủ kín bởi những điêu khắc phức tạp. Đặc biệt dưới phân chân là những nét khắc mô tả hình ảnh của các vị thần Ai Cập cổ đại.
Toàn bộ cỗ quan tài được làm theo hình dáng của một thân người hoàn chỉnh trong tư thế đang nằm với 2 chân duỗi thẳng, 2 tay bắt chéo đang cầm móc và néo, những biểu tượng quyền lực của Ai Cập cổ xưa. Phần khuôn mặt được chạm trổ tinh xảo giúp người nhìn có thể đoán được nhân vật nằm trong mộ là một vị vua trẻ. Theo nghiên cứu, Tutankhamun lên nắm quyền lúc 9 tuổi, ông tại vị cho đến khi qua đời ở tuổi 18.
Hiện cỗ quan tài gỗ vẫn còn một vài vết nứt và sẽ được tu sửa lần hai trong thời gian tới. Dự kiến, công chúng sẽ có thể chiêm ngưỡng những chiếc quan tài, cùng các hiện vật khác thuộc về nhà vua tại bảo tàng Ai Cập Giza vào năm 2020.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Trong 'Tây Du Ký', đây là 5 người không có đối thủ khắp Tam giới, Phật Như Lai và Ngọc Hoàng đều không có tên trong danh sách
CLIP: Cuộc đụng độ kịch tính giữa sói đồng cỏ và báo sư tử, màn quyết chiến căng thẳng đến phút cuối