Khám phá

Kho báu rùng mình: Dàn siêu quái thú bụng đầy đá quý, 155 triệu tuổi

Những viên thạch anh hồng pha sắc tím tuyệt đẹp đã được tạo hình, đánh bóng trong... dạ dày đàn quái thú kỷ Jura.

Nhân tài Thục Hán khiến Gia Cát Lượng phải thừa nhận giỏi hơn mình, Lưu Bị mất đi người này đồng nghĩa với việc nước Thục về cơ bản đã không thể cứu vãn / Những vùng đất có mùa thu đẹp nhất nước Mỹ

Nhà địa chất học Josh Malone từ Đại học Texas ở Austin, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết trên Live Science rằng số thạch anh hồng quý giá nói trên đã được những con khủng long bí ẩn vận chuyển từ miền Nam bang Wisconsin (Mỹ) ngày nay đến tận khu vực phía Bắc bang Wyoming.

Kho báu rùng mình: Dàn siêu quái thú bụng đầy đá quý, 155 triệu tuổi - Ảnh 1.

Những viên thạch anh hồng đẹp mắt từ dạ dày những "siêu quái thú" hóa thạch - Ảnh: Josh Malone

Người phát hiện ra những viên đá quý đầu tiên là tiến sĩ David Malone từ Đại học Illinois, cha của tiến sĩ Josh Malone. Ông David Malone đang thực hiện nghiên cứu kéo dài nhiều năm tại khu vực Hệ tầng Morrison của Wyoming, "thánh địa" của khủng long cổ dài khổng lồ sauropod. Hai cha con đã quay lại khảo sát khu vực này và nhặt được thêm khoảng 100 viên tương tự.

Kho báu rùng mình: Dàn siêu quái thú bụng đầy đá quý, 155 triệu tuổi - Ảnh 2.

Hệ tầng Morrison (dấu đỏ bên trái) và Hệ tầng Baraboo đầy thạch anh hồng (dấu đỏ bên phải) - Ảnh: Daily Mail

Kết quả phân tích tinh thể zircon ẩn trong các viên đá quý này cho thấy chúng đã được hình thành từ 1,8 triệu năm trước. Đối chiếu với hồ sơ địa chất ở nhiều nơi trên thế giới, họ kết luận chúng là thạch anh hồng nổi tiếng của Hệ tầng Baraboo ở Wisconsin.

Theo Daily Mail, nguyên nhân các viên thạch anh hồng xuất hiện ở lãnh địa của những "quái thú" cổ dài này còn đáng chú ý hơn: chúng nằm trong dạ dày của lũ khủng long hóa thạch. Các hóa thạch này có niên đại khoảng 148-155 triệu năm về trước, tức cuối kỷ Jura.

Kho báu rùng mình: Dàn siêu quái thú bụng đầy đá quý, 155 triệu tuổi - Ảnh 3.

Sauropod tức khủng long cổ dài là những "quái thú" lớn nhất từng bước đi trên các lục địa - Ảnh: WARPAINT

 

Cha con nhà Malone cho biết nguyên nhân những "quái thú" này nuốt thạch anh vào bụng là để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Một số động vật hiện đại vẫn duy trì khả năng đặc biệt này như các loài chim ăn thực vật, cá sấu, hải cẩu, sư tử biển…

Con sauropod mang đá trong dạ dày đầu tiên được xác nhận trên thế giới là từ năm 1906, do công của nhà cổ sinh vật học người Mỹ George Reber Weiland. Nhưng đây là lần đầu tiên giới khoa học khám phá ra bữa ăn "sang chảnh" đến thế ở loài này, bởi thạch anh hồng luôn là loại đá đắt giá, được săn lùng khắp nơi để làm trang sức và các vật phẩm trang trí hạng sang.

Với hàng trăm viên đá được tìm thấy trong nghiên cứu này, chúng phải do cả một đàn sauropod mang về. Tuy nhiên các tác giả chưa xác định được cụ thể loài sauropod nào có kiểu ăn độc đáo này. Bởi lẽ thạch anh hồng được "đúc" trong dạ dày "quái thú" được tìm thấy vương vãi ở khu vực có hóa thạch của rất nhiều loài sauropod khác nhau. Họ vẫn tiếp tục tìm kiếm và hy vọng sẽ tìm được một hóa thạch nguyên vẹn trong đó thạch anh hồng nằm chung với hài cốt.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Terra Nova.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm