Khám phá

Khoa học vừa làm một thí nghiệm kinh hoàng với sinh vật "bất tử" duy nhất của Trái Đất, hãy xem chuyện gì đã xảy ra

Đối với một sinh vật có thể sống trong lửa, giá lạnh, chân không và chịu được cả bức xạ vũ trụ, thì đây là thí nghiệm tàn khốc nhất.

Cứu tinh của 1 đời người - tác dụng không ngờ của nước chanh ấm đã được khoa học chứng minh / 4 mẹo khoa học giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh chóng

Tự cổ chí kim, con người đã luôn tìm kiếm cách thức để vượt qua rào cản lớn ngại nhất: thời gian và cái chết. Nhưng trên thực tế, Trái Đất này quả thực có tồn tại một sinh vật được xem là tiệm cận nhất với khái niệm bất tử: bọ gấu nước - hay tardigrade!

Bọ gấu nước có một cơ thể thực sự gây kinh ngạc cho giới khoa học. Dù bị đun sôi hay đóng băng, chúng vẫn sống. Rơi vào môi trường có áp suất cao, hay thậm chí là không có không khí như không gian và tiếp nhận bức xạ từ vũ trụ, chúng vẫn tồn tại. Như gần đây, các nhà khoa học còn đặt tardigrade vào một họng súng và bắn nó đi. Đoán xem, chúng vẫn sống rất khỏe.

Tuy nhiên, liệu bọ gấu nước có thể sống sót sau một vụ va chạm thiên thạch hay không?

Khoa học vừa làm một thí nghiệm kinh hoàng với sinh vật bất tử duy nhất của Trái đất, và hãy xem chuyện gì đã xảy ra - Ảnh 1.

Bọ gấu nước tardigrade (Ảnh minh họa)

Đây là một thắc mắc nằm trong giả thuyết về nguồn gốc của sự sống trên Trái đất, cho rằng các vi khuẩn đầu tiên trên hành tinh này thực chất là do thiên thạch mang tới - thuyết panspermia (nguồn gốc sự sống vũ trụ). Bởi vậy, các chuyên gia quyết định đưa gấu nước vào thử nghiệm này, để xem liệu sinh vật bất tử có khả năng sống sót sau một vụ va chạm thiên thạch.

Để có câu trả lời, các nhà khoa học đã nhồi một lượng gấu nước vào trong những viên đạn bằng nylon, sau đó đóng băng lại để đưa chúng vào trạng thái ngủ đông. Tiếp đó, các chuyên gia khai hỏa, bắn chúng xuống cát ở một tốc độ mô phỏng lại quá trình thiên thạch va chạm vào nền đất.

"Nghiên cứu này nhằm thử nghiệm khả năng gấu nước có thể tồn tại sau những va chạm thường thấy của Hệ Mặt trời," - trích trong báo cáo đăng tải trên tạp chí Astrobiology. "Chúng tôi nhận ra chúng tồn tại được khi va chạm với tốc độ 0,9km/s, đương được với lực va chạm 1,14GPa. Tuy nhiên, chúng không thể sống sót nếu lực va chạm vượt trên mức đó."

Khoa học vừa làm một thí nghiệm kinh hoàng với sinh vật bất tử duy nhất của Trái đất, và hãy xem chuyện gì đã xảy ra - Ảnh 2.

Bọ gấu nước có thể sống ngoài không gian vũ trụ, nhưng có chịu được va chạm thiên thạch không thì lại là vấn đề khác

Vậy nghiên cứu này có nghĩa là gì? Để nói ngắn gọn, nó không phải là tin tốt dành cho những người theo thuyết panspermia, bởi lẽ các vụ va chạm ngoài vũ trụ về cơ bản có thể vượt xa ngưỡng áp lực như vậy. Dựa trên các bằng chứng về gấu nước - sinh vật duy nhất tiệm cận đến 2 chữ bất tử của chúng ta, các chuyên gia kết luận rằng việc sự sống đến từ thiên thạch rất khó có khả năng xảy ra.

 

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa loại bỏ hoàn toàn khả năng của giả thuyết này. Họ cho biết có những vi sinh vật tí hon mang tiềm năng đi từ Trái Đất lên Mặt Trăng thông qua các loại vật liệu có thể chịu được va chạm trong vũ trụ. Có thể hành trình ấy là quá nặng nề với gấu nước, nhưng khoảng 40% loại vật liệu này có thể chịu đựng được, và như vậy là đủ để một vài sinh vật có thể sống sót và sinh sôi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm