Khám phá

Khỏa thân suốt 40 năm do dị ứng quần áo

Một người đàn ông Ấn Độ không thể mặc quần áo vì dị ứng. Anh rất muốn kết hôn nhưng sợ rằng sẽ không có ai chịu lấy mình.

Hươu cao cổ màu trắng ‘siêu’ quý hiếm bị hạ sát / Xôn xao hình ảnh "quái vật" giống "người ngoài hành tinh"

Chỉ đi tất thôi cũng khiến cho Subal Barman (Ấn Độ) đau đớn. Người đàn ông 43 tuổi sống tại làng Rajpur thuộc tây Bengal không mặc quần áo trong suốt 40 năm qua. Anh nói: “Ngay từ khi bé tôi đã không mặc được quần áo. Chúng làm tôi có cảm giác bị bỏng và khó chịu”. Anh không ngủ được trên giường có drap.

Subal được chẩn đoán mắc bệnh hiếm gặp khi lên 5 và tái khám năm 17 tuổi bởi các bác sĩ địa phương. Anh quá nghèo để có thể lên thành phố chữa bệnh nên quyết định học cách sống chung với căn bệnh của mình. Subal không bao giờ ra khỏi làng và chấp nhận sẽ khỏa thân đến hết đời. Người ngoài có thể sốc khi thấy Subal “trần như nhộng” nhưng dân làng thì đã quen. “May mắn là hàng xóm thông cảm cho tôi, họ nghĩ đó là điều bình thường và không bao giờ phàn nàn”, người đàn ông chia sẻ, “Họ biết bệnh của tôi nên không bao giờ trêu chọc”. Subal thoải mái tham gia các đám cưới, tiệc tùng và… vào điện thờ.

Ngoài dị ứng với quần áo, Subal còn bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Anh rất thích mùa đông và cảm giác hơi lạnh chạm lên da mình, nhưng mùa hè lại là một rắc rối. “Tôi phải tắm nhiều lần trong ngày vào mùa hè vì làn da quá nhạy cảm với nhiệt độ”, anh cho biết.

Dân làng đã quen với cảnh Subal khỏa thân. Ảnh: Cover Asia Press.

Dân làng đã quen với cảnh Subal khỏa thân. Ảnh: Cover Asia Press.

Căn bệnh không ảnh hưởng đến việc làm nông, nhưng Subal hiện vẫn sống một mình. Anh mất cha khi còn nhỏ và mẹ ra đi năm 2003. “Phụ nữ nào có thể lấy một người bị bệnh thế này chứ. Chẳng gia đình nào cho phép con gái họ lấy tôi đâu. Tôi là một nỗi xấu hổ nhưng không có lựa chọn nào khác. Đây là cuộc đời tôi phải sống. Tôi biết mình sẽ mãi mãi cô đơn, đây là số phận của tôi. Buồn bã và tuyệt vọng chẳng giúp được gì”, Subal tâm sự. Anh lạc quan tin rằng bệnh tình của mình có thể là một sự ban phúc: “Tôi cho là Chúa đã trao cho tôi sự khác biệt này. Có thể trong mắt Người, tôi rất đặc biệt”.

Người phát ngôn của Tổ chức Da liễu Anh là giáo sư Hywel Williams cho biết Subal có thể mắc phải một dạng của bệnh dysaesthesia, bị gây ra bởi tổn thương các dây thần kinh ngoại biên và dẫn đến cảm giác khó chịu khi bị chạm vào.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm