Khoảnh khắc rợn người của động vật hoang dã ai cũng ám ảnh
Bostwana đang phải hứng chịu một trong những thảm họa hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Các hồ nước vốn trong xanh, trù phù ở đồng bằng Okavango hiện tại đã gần như khô cạn. Nguồn nước duy nhất của các động vật nơi đây đang bốc hơi nhanh chóng.
Nói cách khác, những động vật hoang dã đáng thương ở Bostwana đang phải trải qua một thử nghiệm tử vong.
Mới đây, nhiếp ảnh gia hoang dã Martin Harvey đã tới Bostwana và tới các vùng lòng hồ để ghi lại hiện trạng của những loài động vật hoang dã đang phải vật lộn để sinh tồn trong đợt hạn hán. Ở rất nhiều nơi, xác chết la liệt, tất cả đều chết vì mất nước.
Trong những hình ảnh của Martin Harvey, có thể thấy rõ ràng, các vùng lòng hồ cạn kiệt nước, biến thành vũng lầy.
Những động vật hoang dã bất chấp nguy hiểm, hy vọng uống được chút nước còn sót lại đã mắc kẹt trong bùn, chờ đợi một cái chết chậm chạp, đau đớn.
Trong ảnh là một con bò, cơ thể của nó đã vô cùng suy yếu, bị vây chặt bởi đám bùn lầy. Biết không thể thoát ra, con bò gục xuống, nghiêng đầu về một bên, chờ đợi cái chết trong tuyệt vọng.
Đàn hà mã suy dinh dưỡng chen chúc trong một ao bùn. Vốn là những loài động vật hung dữ nhất châu Phi, đòi hỏi không gian rộng lớn. Thế nhưng hiện tại hà mã phải đứng kề sát bên nhau, chúng cũng không còn sức lực để cạnh tranh, chỉ cố gắng duy trì chút hơi tàn qua ngày.
Từ một vùng lòng hồ ngập nước, hệ sinh thái trù phú, nơi đây đã biến thành một vùng cạn khô, không chút sức sống, tràn ngập không khí tử vong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đụng nhầm con mồi không nên đụng, bồ nông nhận kết cục bi thảm
“Khách lạ” từ hành tinh khác mang thứ y hệt trên Trái Đất
Bức ảnh dòng họ 'khủng khiếp' nhất Việt Nam gây sốt MXH, nhìn kĩ mới thấy 1 điểm bất thường
Loài bọ đắt nhất thế giới được giới thượng lưu săn lùng làm thú cưng, giá 2 tỷ đồng/con
Khối lượng trái đất lên tới 60 nghìn tỷ tấn, vì sao không rơi mà lơ lửng trong không gian?
Việt Nam sở hữu loại gỗ quý hiếm xuất hiện từ 10 triệu năm trước, hiện chỉ còn 162 cây, từng có tin đồn chữa được ung thư