Khám phá

Khối đá có vết cắt bí ẩn, hình quả táo tách đôi

Tokangawhā hay Split Apple Rock là kỳ quan địa chất nổi tiếng nằm ngoài khơi vùng vịnh Tasman, phía bắc của đảo Nam, New Zealand. Khối đá được làm bằng đá granit. Khe nứt của tảng đá tạo thành hình quả táo đã được cắt làm đôi độc đáo.

Kỳ quan “bãi biển đỏ” ở Trung Quốc đẹp nhất vào mùa chim di cư / 15 điều bất ngờ của tạo hóa dành cho động vật

Tokangawhā hay Split Apple Rock là kỳ quan địa chất nổi tiếng nằm ngoài khơi vùng vịnh Tasman, phía bắc của đảo Nam, New Zealand. Khối đá được làm bằng đá granit. Khe nứt của tảng đá tạo thành hình quả táo đã được cắt làm đôi độc đáo. Ảnh: Reddit.

Tokangawhā hay Split Apple Rock là kỳ quan địa chất nổi tiếng nằm ngoài khơi vùng vịnh Tasman, phía bắc của đảo Nam, New Zealand. Khối đá được làm bằng đá granit. Khe nứt của tảng đá tạo thành hình quả táo đã được cắt làm đôi độc đáo. Ảnh: Reddit.

Khối đá "Táo tách đôi" thuộc khu vực của công viên quốc gia Abel Tasman. Du khách có thể dễ dàng tiếp cận và tham quan kỳ quan địa chất này bằng thuyền kayak hay mô tô nước bởi nó nằm ở vùng nước nông. Công viên Abel Tasman cũng là một trong những điểm du lịch hút tín đồ xê dịch tại New Zealand bởi hệ sinh thái đa dạng và những bãi biển nguyên sơ. Ảnh: Beccarbex.

Khối đá "Táo tách đôi" thuộc khu vực của công viên quốc gia Abel Tasman. Du khách có thể dễ dàng tiếp cận và tham quan kỳ quan địa chất này bằng thuyền kayak hay mô tô nước bởi nó nằm ở vùng nước nông. Công viên Abel Tasman cũng là một trong những điểm du lịch hút tín đồ xê dịch tại New Zealand bởi hệ sinh thái đa dạng và những bãi biển nguyên sơ. Ảnh: Beccarbex.

Tháp Quỷ nằm ở bang Wyoming, Mỹ. Ngọn núi có cấu trúc đá nguyên khối dạng cột đứng khổng lồ, hình thành do hoạt động của núi lửa. Tháp Quỷ cao khoảng 264 m, phần đỉnh khá bằng phẳng với diện tích lớn gấp đôi một sân bóng đá. Địa danh này được phát hiện vào năm 1893. Đây là điểm đến của những du khách ưa mạo hiểm. Ảnh: Bhvisitor.

Tháp Quỷ nằm ở bang Wyoming, Mỹ. Ngọn núi có cấu trúc đá nguyên khối dạng cột đứng khổng lồ, hình thành do hoạt động của núi lửa. Tháp Quỷ cao khoảng 264 m, phần đỉnh khá bằng phẳng với diện tích lớn gấp đôi một sân bóng đá. Địa danh này được phát hiện vào năm 1893. Đây là điểm đến của những du khách ưa mạo hiểm. Ảnh: Bhvisitor.

Kyaikhtiyo, ngôi chùa cổ tọa lạc ở bang Mon, Myanmar, được xây dựng trên rìa tảng đá dát vàng hình quả trứng khổng lồ ở độ cao 1.100 m so với mặt biển. Người ta tin rằng, nhờ có sợi tóc của đức Phật, hòn đá này nằm yên trên vị trí cheo leo suốt hàng nghìn năm. Ảnh: Getty Images.

Kyaikhtiyo, ngôi chùa cổ tọa lạc ở bang Mon, Myanmar, được xây dựng trên rìa tảng đá dát vàng hình quả trứng khổng lồ ở độ cao 1.100 m so với mặt biển. Người ta tin rằng, nhờ có sợi tóc của đức Phật, hòn đá này nằm yên trên vị trí cheo leo suốt hàng nghìn năm. Ảnh: Getty Images.

Sigiriya là một trong những di tích lịch sử có giá trị nhất của Sri Lanka. Khu phức hợp pháo đài cổ này có tầm quan trọng đối với khảo cổ học và thu hút hàng nghìn khách du lịch ghé thăm mỗi năm. Ảnh: Outdoortones.

Sigiriya là một trong những di tích lịch sử có giá trị nhất của Sri Lanka. Khu phức hợp pháo đài cổ này có tầm quan trọng đối với khảo cổ học và thu hút hàng nghìn khách du lịch ghé thăm mỗi năm. Ảnh: Outdoortones.

Cao nguyên đá Sigiriya được hình thành từ đá magma của ngọn núi lửa đã tắt. Nơi đây cao hơn 200 m so với địa hình rừng xung quanh và 370 m so với mực nước biển. Khu phức hợp pháo đài cổ tọa lạc trên đỉnh cao nguyên đá được người dân địa phương gọi là "kỳ quan thứ 8 thế giới". UNESCO đã tuyên bố Sigiriya là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1982. Ảnh: Ptphotography.

Cao nguyên đá Sigiriya được hình thành từ đá magma của ngọn núi lửa đã tắt. Nơi đây cao hơn 200 m so với địa hình rừng xung quanh và 370 m so với mực nước biển. Khu phức hợp pháo đài cổ tọa lạc trên đỉnh cao nguyên đá được người dân địa phương gọi là "kỳ quan thứ 8 thế giới". UNESCO đã tuyên bố Sigiriya là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1982. Ảnh: Ptphotography.

 

Tảng đá Al Naslaa nằm ở ốc đảo sa mạc Tayma, Arab Saudi, Tây Á. Khối đá nặng hàng trăm tấn đứng cân bằng trên một phiến đá mỏng. Năm 1883, Charles Huver phát hiện tảng đá này bị tách thành 2 nửa bằng nhau bởi vết nứt thẳng và nhẵn đến khó tin, mỗi phần cao khoảng 7 m. Nguồn gốc vết cắt đến nay vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng. Ảnh: Destinationksa.

Tảng đá Al Naslaa nằm ở ốc đảo sa mạc Tayma, Arab Saudi, Tây Á. Khối đá nặng hàng trăm tấn đứng cân bằng trên một phiến đá mỏng. Năm 1883, Charles Huver phát hiện tảng đá này bị tách thành 2 nửa bằng nhau bởi vết nứt thẳng và nhẵn đến khó tin, mỗi phần cao khoảng 7 m. Nguồn gốc vết cắt đến nay vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng. Ảnh: Destinationksa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm