Khám phá

Không có vảy, nhầy và cực kỳ hiếm: Cá Oarfish, báu vật của biển sâu

Cá oarfish khổng lồ có thể dài tới hơn 50 feet (hơn 15 m), nhưng những sinh vật giống rắn biển này mới chỉ được nhìn thấy khi vẫn còn sống trong một số ít lần.

Cóc mía điên cuồng như thế nào? Cưỡi trăn theo đàn và đầu độc chó, cá sấu cũng không dám ăn thịt / Hé lộ sinh vật dài nhất thế giới, khiến cá voi xanh cũng phải chịu thua, có ngoại hình kỳ dị khó tin

Cá khổng lồ Oarfish hay còn gọi là cá mái chèo, là loài sống lâu đời nhất được biết đến trong các loài cá có xương. Chúng sở hữu đôi mắt to khổng lồ,cho phép chúng di chuyển đến những phần sâu nhất của đại dương, cơ thể chúng dài đến một cách lạ thường, một số cá thể được phát hiện còn dài hơn cả 1 chiếc xe bus và nặng gần 300 kg.

Không có vảy, nhầy và cực kỳ hiếm: Cá Oarfish, báu vật của biển sâu - Ảnh 1.

Cá oarfish khổng lồ có thể dài tới hơn 50 feet

Oarfish có thể là nguồn gốc của huyền thoại về rắn biển xuất hiện trong nhiều thế kỷ qua hầu hết các nền văn hóa hàng hải trên thế giới. Những người may mắn được nhìn thấy chúng trên mặt biển đã ghi nhận rằng đầu của chúng nhô lên khỏi mặt nước khi cơ thể dài đáng kể của chúng trượt dọc bên dưới.

Oarfish là loài cá thuộc họ Regalecidae. Sự xuất hiện hiếm hoi của chúng trên bề mặt đại dương đã khiến chúng trở nên bí ẩn đến mức ở Nhật Bản, người ta còn đưa loài sinh vật này vào văn hóa dân gian của mình - chúng được biết đến với cái tên ryugu no tsukai hay "Sứ giả từ Cung điện của Thần Biển", người ta thường tin rằng loài vật này là điềm báo của động đất và sóng thần. Đặc biệt, hơn chục con cá oarfish đã dạt vào bờ biển của Nhật Bản vào khoảng thời gian một trận động đất mạnh 8,8 độ Richter tấn công Chile vào tháng 3/2010 - một năm trước thảm họa Fukushima 2011.

Không có vảy, nhầy và cực kỳ hiếm: Cá Oarfish, báu vật của biển sâu - Ảnh 2.

Phần vây ngực của cá thường mập, vây chậu có hình mái chèo dài. Màu sắc của cá thường là màu bạc với những mảng đen và vây màu đỏ. Cá oarfish không có vây, nhưng khoác chiếc áo màu bạc có chứa chất hóa học guanine - loại chất có nhiều trong vây của một số loài cá. Mặc dù chúng thích nghi để tồn tại dưới áp lực cao nhưng phần da cá Oarfish rất mềm mại và dễ bị tổn thương.

Những con cá dẹt, giống cá chình này còn được gọi là cá ruy băng do thân hình dài và gầy hoặc cá dậu vì có viền lưng màu đỏ và có vân.

 

Trên thực tế, loài cá này vô hại đối với con người, trừ khi bạn đủ nhỏ để có thể bị cái miệng nhỏ không răng của cá oarfish cắn vào. Ngay cả quá trình kiếm ăn của nó cũng khá hiền lành, vì nó chỉ đơn giản là bơi quanh đại dương với cái miệng mở rộng và lấy những gì nó có được.

Tuy nhiên, chính loài vật này lại truyền cảm hứng cho những câu chuyện kinh hoàng về những cuộc chạm trán với thủy quái nguy hiểm, nhưng trên thực tế chúng lại hoàn toàn ăn sinh vật phù du nhỏ bé, miệng của chúng không có răng và chỉ là một lỗ nhỏ của hệ tiêu hóa cho phép cá tự nuôi dưỡng.

Không giống như hầu hết các loài cá có xương khác, cá oarfish không có vảy. Thay vào đó, da của chúng được phủ một chất màu bạc gọi là guanin. Những người đã thử ăn thịt cá oarfish cho biết thịt của chúng khá nhầy và không ngon.

Họ Regalecidae bắt nguồn từ regalis trong tiếng Latinh, có nghĩa là "hoàng gia". Vây lưng của chúng bắt đầu phía trên đôi mắt cực lớn và chạy dọc theo chiều dài của cơ thể. Trong số 400 tia vây lưng của chúng, 10 đến 13 tia vây đầu tiên sẽ có chiều dài lớn nhất và tạo thành một chiếc mào giống chiếc vương miện.

Loài cá này di chuyển bằng cách nhấp nhô cơ thể của chúng theo hình dạng gợn sóng. Cá oarfish cũng được biết đến là loài di chuyển theo phương thẳng đứng trong nước, có thể bắn thẳng lên mặt nước khi nó muốn.

 

Không có vảy, nhầy và cực kỳ hiếm: Cá Oarfish, báu vật của biển sâu - Ảnh 3.


Từ lâu, nhiều người Nhật đã tin rằng, mỗi khi phát hiện xác cá oarfish trôi vào bờ - đó là điềm báo của việc sắp có động đất. Niềm tin này xuất phát từ một truyền thuyết của Nhật Bản kể rằng, xác cá oarfish trôi dạt ở bờ biển chính là thông điệp gửi đến từ cung điện của thần biển. Nhiều nhà khoa học đã bác bỏ thông tin này. Họ cho rằng, một vài nghiên cứu được tiến hành cho thấy, có một sự dao động đặc biệt lớn được ghi lại trước cơn địa chấn, trùng hợp với sự suy giảm hoạt động của động vật quan sát được ở thời kỳ trước động đất.

Vì những loài động vật này hiếm khi nổi lên mặt nước nên không có nhiều thông tin về tình trạng bảo tồn của chúng.

Hơn nữa, chúng thường gắn liền với những câu truyện hư cấu, nên việc nhìn thấy một con cá Regalecus russelii dạt vào bờ biển Nhật Bản được cho là một điềm xấu. Nhiều người tin rằng việc loài cá này xuất hiện chính là báo hiệu của một trận động đất sắp xảy ra. Mặc dù có vẻ như vô căn cứ, nhưng có thể có một số cơ sở khoa học cho niềm tin này.

 

Chuyên gia động đất Kiyoshi Wadatsumi của tổ chức phi lợi nhuận e-PISCO giải thích: "Cá biển sâu sống gần đáy biển nhạy cảm hơn với chuyển động của các đứt gãy hoạt động so với cá sống gần bề mặt biển".

Không giống như cá oarfish mảnh mai, cá oarfish khổng lồ (Regalecus glesne) hiếm khi được bắt gặp hơn.

Được mô tả lần đầu tiên vào năm 1772, loài động vật hiếm gặp này sống ở độ sâu khoảng 3.280 feet (10.000 m). Lần tiếp theo chúng được bắt gặp là vào năm 1996 bởi Hải quân Hoa Kỳ SEALS - trong khi đóng quân trên bờ biển Coronado, California, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một con cá oarfish khổng lồ dạt vào bờ biển.

Năm 2001, lần đầu tiên một con cá oarfish được quay lại khi còn sống trong môi trường sống của nó. Trong quá trình kiểm tra định kỳ một chiếc phao ở Bahamas, các nhân viên Hải quân Hoa Kỳ đã phát hiện thấy con vật này đang nhấp nhô nhịp nhàng dọc theo mặt nước.

Không có vảy, nhầy và cực kỳ hiếm: Cá Oarfish, báu vật của biển sâu - Ảnh 4.

Dù có thân hình "khổng lồ" nhưng cá Oarfish không có răng mà thường bắt mồi bằng mang. Theo đó, chúng hút nước vào miệng, thải nước qua mang, lọc giữ lại những thức ăn nhỏ. Thực phẩm ưa thích của cá Oarfish là các loài nhuyễn thể hoặc giáp xác nhỏ như cá nhỏ hay mực ống.

 

- Video: Cô gái trẻ bị cá to lớn như 'thủy quái' kéo lao xuống đầm. Nguồn: Tiktok/gala43395025.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm