Không hề viễn tưởng: Loài người thực chất từng ghi nhận được sự xuất hiện của ma cà rồng cách đây 400 năm
Ngày nay, ma cà rồng nổi tiếng nhất có lẽ là bá tước Dracula của xứ Transylvania (Rumani), một nhân vật xuất hiện trong tác phẩm tiểu thuyết kinh dị của nhà văn Bram Stoker. Tuy nhiên, những câu chuyện về ma cà rồng cũng tồn tại ở nhiều nền văn hóa khác trên thế giới, trong đó bao gồm cả quốc gia Đông Âu Croatia. Chính tại xứ sở này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra trường hợp ma cà rồng đầu tiên được ghi nhận tại châu Âu, dựa trên các câu chuyện truyền miệng trong dân gian.
Theo đó, vào thế kỷ thứ 17 tại ngôi làng nhỏ Kringa thuộc bán đảo Istrian (Croatia ngày nay), một người đàn ông bí ẩn có tên Jure Grando đã bị dân làng và giáo mục khu vực mô tả như một cpm ma cà rồng. Có rất ít ghi chép về cuộc sống của Grando, khi ông ta gần như chỉ là một người bình thường có tính cách hơi khó gần.
Năm 1656, Grando qua đời và được linh mục làng, cha Giorgio chôn cất tại nghĩa trang địa phương. Tuy nhiên ngay sau khi chôn cất Grando, người dân địa phương liên tục kể lại việc họ nhìn thấy người đàn ông này lang thang xung quanh ngôi làng, thậm chí còn gõ cửa nhà một số gia đình.
Theo tín ngưỡng của người dân tại bán đảo Istrian, họ tin vào sự tồn tại của một loại ma cà rồng được gọi là ‘Strigonigon’. Những con quỷ này được cho là những thầy phù thủy sử dụng tà thuật trong suốt cuộc đời của họ. Khi chết, họ trở thành xác sống và lang thang quanh làng vào khoảng nửa đêm. Strigonigon cũng được miêu tả có thói quen gõ cửa nhà các gia đình. Tương truyền, chỉ sau vài ngày, một người nào đó trong gia đình bị gõ cửa sẽ đột nhiên qua đời.
Đáng ngạc nhiên, những mô tả nói trên về loài Strigonigon lại khá giống với trường hợp bất thường của Jure Grando. Điều này đã khiến Grando bị dân làng coi như một ma cà rồng.
Những tài liệu ghi chép được tìm thấy tại bán đảo Istrian có ghi rất rõ ràng về hoạt động quấy phá của Jure Grando trong suốt 16 năm. Sau 16 năm sống trong sợ hãi và khủng bố, dân làng Kringa đã quyết định có hành động tiêu diệt ma cà rồng.
Năm 1672, thị trưởng làng Kringa, Miho Radetic, đã tập hợp một nhóm thanh niên dũng cảm gồm 8 người để cùng săn lùng Grando. Trong một lần đụng độ, Radetic đã đuổi theo và cố gắng giết chết tên ma cà rồng bằng cách đâm một cây gậy táo gai vào tim hắn ta. Tuy nhiên, cây gật bật ra ngoài khi chạm vào ngực Grando.
Một đêm sau, cả 9 người đi đến nghĩa trang địa phương, mang theo một cây thánh giá, đèn và một cây gậy táo gai. Họ đào quan tài của Grando và nhìn thấy một xác chết còn tươi mới (sau 16 năm chôn dưới đất) với nụ cười trên khuôn mặt.
Sau một số lời cầu nguyện trừ tà, Stipan Milašić (một trong những dân làng dũng cảm), đã lấy một cái cưa để cắt rời đầu xác chết ra khỏi thân thể. Ngay khi lưỡi cưa bắt đầu xé da, xác chết liền hét lên một tiếng kêu kinh khủng và máu bắt đầu chảy ra từ vết cắt. Sau khi tiến hành xong nghi thức, Grando không còn được nhìn thấy tại ngôi làng.
Không có bằng chứng rõ ràng để chứng minh độ chân thực của câu chuyện li kì tại ngôi làng Kringa. Nhưng tới nay, câu chuyện về Jure Grando vẫn được giới nghiên cứu Châu Âu công nhận như trường hợp ma cà rồng đời thực đầu tiên được ghi chép trong lịch sử.
Ngôi làng Kringa ngày nay đã mượn câu chuyện của Jure Grando để mở một quán bar ma cà rồng nhằm thu hút khách du lịch tìm tới. Hàng năm, rất nhiều nhà khoa học tại các trường đại học Croatia vẫn lui tới đây để tìm hiểu tính xác thực của các huyền thoại dân gian. Câu chuyện về ma cà rồng Jure Grando gần như không vấp phải sự phản đối nào trong việc lưu hành công khai tại địa phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm