Khám phá

Khổng Minh và 8 bài học bạn nên áp dụng vào cuộc sống

Khổng Minh Gia Cát Lượng là nhà chính trịnhà quân sự kiệt xuất của Trung Hoa trong thời Tam Quốc. Đóng góp lớn nhất của Gia Cát Lượng chính là việc giúp hình thành thế chân vạc tam quốc, liên minh Thục-Ngô chống Ngụy.

Giật mình những điều quái đản nhất người xưa thường làm / Nhiều sọc bí ẩn chồng chéo lên Mặt trăng sao Thổ

Khổng Minh
(Ảnh minh họa/Internet)

Hình tượng của ông càng trở nên nổi tiếng qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, một trong Tứ đại kỳ thư của văn minh Trung Hoa. Những lời răn dạy của ông từ ngàn năm trước vẫn vô cùng hữu dụng trong thời đại ngày nay và bạn có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.

Bài học thứ 1: Niềm vui của trí tưởng tượng như lá khô rụng, khi rụng hết chỉ còn đọng lại nỗi bi thương.

Hãy nhớ rằng, lúc sống bình yên không quên ngày sóng gió mới có thể trong nguy nan mà tâm không loạn. Thời gian trôi qua không quay trở lại, ông muốn nhắc con cháu sống hết mình, làm hết mình và trân trọng mọi niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống.

(Ảnh: Pixabay)

Bài học thứ 2: Tập trung để học lấy chữ Tĩnh

Đây là yêu cầu bắt buộc mà bậc thầy Gia Cát Lượng khuyên con cháu học theo. Ông nhắc rằng, học tập trong hoàn cảnh nội tâm yên tĩnh thì mới phát huy hết được khả năng của mình. Làm mọi việc một cách bình tĩnh toát lên sự nhàn hạ. Khổng Minh không phải là bậc thiên tài về đào tạo học trò nhưng ông tin rằng tài năng đến từ tĩnh lặng. Tĩnh tĩnh để tu thân, nội tâm tĩnh tại sẽ nghĩ được xa hơn. Ông khuyên con cháu cần phải tĩnh mới có thể tu dưỡng tâm và thân, tĩnh giúp tinh thần sáng suốt. Tâm không tĩnh thì không thể đưa ra được hướng đi tốt nhất, hơn nữa trước khi học tập những thứ khác trước tiên nên học chữ “Tĩnh” này.

Bài học thứ 3: Sự kiên trì còn quan trọng hơn cả kiến thức trường lớp

Ông nói với con cháu rằng muốn thành công thì cần phải học tập chăm chỉ và rèn luyện ý chí của bản thân. Trong quá trình học tập, sự quyết tâm và kiên trì là điều rất quan trọng. Thiếu ý chí rất dễ làm bạn bỏ cuộc giữa đường. Chân lý đơn giản nhưng không phải ai cũng có “kiên trì” để thực hiện. Người khác mất 5 phút để giải 1 phép tính, còn bạn mất 50 phút. Bạn có tiếc 50 phút không? Đừng thấy tiếc. Không ai sống giúp bạn cả. Hãy kiên trì và chăm chỉ, đây là 2 đức tính nhờ rèn luyện mà có chứ không theo gen di truyền.

Bài học thứ 4: Muốn rèn luyện nhân cách thì phải biết khống chế nóng nảy

Ông khuyên con cháu rằng nếu dễ dàng xao động thì không thể hun đúc được tính kiên nhẫn.

 

Một nhà tâm lý học nói rằng tư tưởng quyết định hành vi, hành vi quyết định thói quen, thói quen quyết định tính cách, tính cách quyết định vận mệnh của con người. Gia Cát Lượng đã minh bạch điều mà một sinh mệnh cần là vừa tinh thông mọi điều, vừa tôi luyện nhân cách.

(Ảnh: Unsplash)

Bài học thứ 5: Sống tiết kiệm là đang dưỡng đức

Ông khuyên con cháu trau dồi đức hạnh của mình. Chi tiêu có nguyên tắc không chỉ giúp thoát khỏi cảnh nợ nần mà còn có thể sống được trong hoàn cảnh ung dung tự tại và không trở thành nô lệ của vật chất.

Bài học thứ 6: Sống đạm bạc khiến trí tuệ sáng suốt, nội tâm yên tĩnh sẽ suy nghĩ được xa hơn

Ông khuyên con cháu rằng, trong cuộc sống nhân sinh nên sống đạm bạc, đừng xem trọng danh vọng và tiền tài. Để biết được mục đích chân chính của đời người cần phải có nội tâm tĩnh tại. Có vậy mới có thể cẩn thận lập kế hoạch cho tương lai.

(Ảnh: Unsplash)

Bài học thứ 7: Cần nắm chắc tốc độ thì mới có thể vượt thời gian

Ông khuyên rằng, không nên cứ trì hoãn một việc nào đó mà cần nắm chắc mục tiêu đã đề ra. Đi một ngày đàng học một sàng khôn, nếu không nhanh chóng trau dồi tri thức để đón đầu xu thế, bạn sẽ mãi chạy theo cuộc sống một cách vô vọng.

Bài học thứ 8: Thời gian qua đi suy nghĩ sẽ trì trệ

Khổng Minh khuyên rằng, ý chí sẽ giảm sút theo thời gian. Có câu rằng: “Trẻ không gắng học hành, về già mới bi thương”. Quản lý thời gian là một khái niệm quản lý hiện đại. Mỗi ngày chỉ có 24 giờ, không hơn không kém, chỉ có bản thân mỗi người dùng mỗi giây phút ấy như thế nào. Bạn hãy suy nghĩ một chút xem, những năm tháng qua bản thân có biết trân quý thời gian không? Ông nhắc nhở con cháu: “Đừng để đến lúc sắp lìa đời mới thấy hối hận vì thời gian đã qua đi mà còn có quá nhiều lý tưởng chưa thực hiện được”.

 

1
Theo trithucvn.net
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm