Khám phá

Không như Tào Tháo, Tôn Quyền kiêng kỵ các võ tướng, Lưu Bị chỉ dè chừng 1 người duy nhất

Người khiến Lưu Bị cả đời e sợ lại không thuộc vào hàng ngũ võ tướng mà lại là một nhân vật hết sức đặc biệt.

Phân tích nguyên nhân khiến Lưu Bị mắc mưu, thua đau hậu bối Lục Tốn / Hóa ra đây là lý do Gia Cát Lượng phò Lưu Bị chứ không phải Tào Tháo

Trong số những nhân vật có tiếng thời Tam Quốc, Tào Tháo, Tôn Quyền và Lưu Bị được cho là ba vị quân chủ nổi bật hơn cả. Bởi họ đều là những nhân vật có tài năng xuất chúng nên mới có thể chia ba thiên hạ giữa thời loạn thế.

Thế nhưng dù cho có tài ba tới đâu thì giữa thời kỳ chẳng thiếu anh hùng như khi ấy, cả Tào – Tôn – Lưu đều khó tránh khỏi gặp phải những nhân vật khiến họ phải e dè, kiêng kỵ.

Theo Qulishi, Tào Tháo và Tôn Quyền lúc sinh thời từng hết sức dè chừng trước hai viên Đại tướng. Trong khi đó, người khiến quân chủ nhà Thục Hán là Lưu Bị phải dè chừng lại không giống như vậy.

"Khắc tinh" của Tào Tháo: Mã Siêu

Không như Tào Tháo, Tôn Quyền kiêng kỵ các võ tướng, Lưu Bị chỉ dè chừng 1 người duy nhất - Ảnh 1.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Nếu dùng một câu nói để khái quát mối thâm thù giữa Tào Tháo và Mã Siêu thì đó chính là: Thù giết cha không đội trời chung.

Năm xưa, Tào Tháo từng hạ sát cha của Mã Siêu là Mã Đằng. Điều này khiến nhân vật ấy ghi hận trong lòng, quyết chí báo thù.

Sử cũ ghi lại, vào năm 211, Mã Siêu cùng Hàn Toại đại chiến với Tào Tháo ở Đồng Quan.

Bấy giờ, viên tướng họ Mã dường như đã phát huy hết những tiềm năng của mình để báo thù rửa hận. Bởi vậy mà trong giai đoạn đầu của chiến dịch này, nhánh quân Tây Lương do Mã Siêu chỉ huy đã khiến cho quân Tào không ít lần rơi vào cảnh chật vật.

"Tam Quốc diễn nghĩa" khi miêu tả trận Đồng Quan còn thêm vào tình tiết Tào Tháo thậm chí đã cắt râu, vứt áo trong trận chiến khốc liệt năm ấy để tìm đường tháo chạy.

 

Cũng bởi vậy mà năm xưa khi nhắc tới Mã Siêu, Tào Tháo thậm chí đã phải thốt lên rằng:

"Thằng ranh họ Mã chẳng chết, ta chết cũng không có đất mà chôn". (Theo Sơn Dương công tái ký).

Nỗi ám ảnh của Tôn Quyền: Trương Liêu

Không như Tào Tháo, Tôn Quyền kiêng kỵ các võ tướng, Lưu Bị chỉ dè chừng 1 người duy nhất - Ảnh 2.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Trương Liêu vốn là một trong những vị tướng giỏi nhất của tập đoàn chính trị Tào Ngụy và từng trực tiếp góp mặt trong nhiều trận đánh lớn thời Tam Quốc.

Một trong những chiến tích nổi bật trong cuộc đời của viên Đại tướng này phải kể tới trận Hợp Phì với quân Đông Ngô.

 

Cụ thể, vào năm 213, Tào Tháo hạ lệnh cho Trương Liêu, Nhạc Tiến và Lý Điển dẫn 7000 quân trấn giữ thành Hợp Phì.

Năm 215, nhân lúc Tào Tháo dẫn đại quân đi đánh Trương Lỗ ở Hán Trung, Tôn Quyền thừa cơ mang 10 vạn quân tới vây đánh thành trì này.

Đối mặt với đại quân lên tới con số hàng vạn của Đông Ngô, Trương Liêu ban đầu chỉ dẫn theo 800 quân cảm tử đã lừa được Tôn Quyền rơi vào ổ mai phục, sau đó cũng chỉ dùng 2000 quân đánh tan binh đoàn của kẻ địch.

Kết quả là trong trận đánh ấy, quân Ngô thiệt hại nặng, quân Ngụy toàn thắng.

Không như Tào Tháo, Tôn Quyền kiêng kỵ các võ tướng, Lưu Bị chỉ dè chừng 1 người duy nhất - Ảnh 3.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Thậm chí trên đường rút lui, Tôn Quyền còn bị Trương Liêu dẫn quân ra đánh úp, phải nhờ vào các tướng Cam Ninh, Lã Mông và Lăng Thống liều mạng bảo vệ mới có thể chạy thoát.

 

Trận đánh lấy ít địch nhiều này đã khiến cho tên tuổi của vị tướng họ Trương vang khắp Tam Quốc.

Có giai thoại còn truyền lại rằng, người Giang Nam mỗi khi nhắc tới tên Trương Liêu đều khiếp đảm, trẻ con Đông Ngô nghe đến tên ông thậm chí còn không dám khóc vào ban đêm.

Từ đó có thể thấy, Trương Liêu chẳng những là kiêng kỵ của Tôn Quyền mà còn từng là một nỗi ám ảnh đối với không ít bách tính Đông Ngô.

Nhân vật khiến Lưu Bị cả đời e sợ: Tào Tháo

Không như Tào Tháo, Tôn Quyền kiêng kỵ các võ tướng, Lưu Bị chỉ dè chừng 1 người duy nhất - Ảnh 4.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Nhắc tới Tào Tháo, Tôn Quyền, ắt không thể bỏ qua vị quân chủ của nhà Thục Hán là Lưu Bị.

 

Theo quan điểm của Qulishi, Lưu Huyền Đức lúc sinh thời không kiêng kỵ mấy người, càng không e sợ bất kỳ viên Đại tướng nào, bởi bên cạnh ông chẳng thiếu những võ tướng lợi hại.

Thế nhưng người khiến vị quân chủ họ Lưu này phải dè chừng lại là một nhân vật thâm sâu và đáng nể thuộc vào hàng bậc nhất thời bấy giờ. Đó không phải ai xa lạ mà chính là Tào Tháo.

Năm xưa sau khi Lưu Bị có được Từ Châu, Tào Tháo liền tự mình dẫn quân đi chinh phạt. Thành trì ấy sau này về tay quân Tào, ba huynh đệ Lưu – Quan – Trương cũng rơi vào cảnh chia cắt, bản thân Lưu Bị còn suýt chút nữa không thể vực dậy sau tổn thất nặng nề ấy.

Vì vậy có thể nói rằng, trận đánh ở Từ Châu năm xưa đã khiến cho Lưu Bị không khỏi kinh hồn bạt vía trước Tào Tháo.

Trong nhiều tác phẩm phim ảnh về đề tài Tam Quốc, không khó để nhận thấy mỗi khi Tào Tháo tự mình dẫn quân xuất chiến, Lưu Bị đều bộc lộ sự lo lắng, dè chừng khó tránh khỏi.

 

Cũng theo quan điểm của Qulishi, nếu không có sự trợ giúp của một thiên tài như Gia Cát Lượng, Lưu Huyền Đức có lẽ đã sớm trở thành bại tướng dưới tay quân Tào.

Kỳ thực, việc Lưu Bị kiêng dè Tào Tháo là điều không quá khó hiểu. Bởi lẽ Tào Mạnh Đức lúc sinh thời chẳng những sở hữu tài năng xuất chúng mà còn nhờ vào thiên thời địa lợi nên có trong tay một tập đoàn chính trị hùng mạnh, nhân tài đông đảo.

Vì vậy, có lẽ thứ khiến Lưu Bị e dè không chỉ là một "gian hùng thời loạn" như Tào Tháo mà còn là một Tào Ngụy không dễ bị đánh đổ vào thời điểm bấy giờ.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm