Không phải Gia Cát Lượng, ai mới là mưu sĩ giỏi nhất thời Tam quốc?
Nhiều người cho rằng Gia Cát Lượng là mưu sĩ tài giỏi nhất thời Tam quốc. Thế nhưng, điều này không chính xác. Các chuyên gia cho rằng mưu sĩ hàng đầu thời Tam Quốc là Giả Hủ. Người này có nhiều mưu kế xuất thần.
Những khoảnh khắc đáng yêu của các loài động vật khiến bạn bật cười / Khám phá những loài động vật kỳ lạ ở quốc đảo Madagascar
Dưới thời Tam quốc, các mưu sĩ đóng góp quan trọng vào sự nghiệp của Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền. Trong số này, Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý là những cái tên nổi tiếng nhất trong giới quân sư.Đặc biệt, nhiều người cho rằng Gia Cát Lượng là mưu sĩ tài giỏi nhất thời Tam quốc. Thế nhưng, các chuyên gia nghiên cứu lịch sử cho rằng điều này không chính xác. Dù không nổi tiếng bằng Gia Cát Lượng nhưng Giả Hủ mới là mưu sĩ xuất sắc nhất.Giả Hủ (147 – 224) là người Cam Túc (Trung Quốc) và là quân sư hết mực trung thành với Tào Tháo. Trước khi đầu quân cho Tào gia, Giả Hủ là mưu sĩ của Đổng Trác, Lý Thôi và Trương Tú.
Dù biết Giả Hủ từng phục vụ nhiều chủ nhân nhưng Tào Tháo rất coi trọng mưu sĩ này bởi ông là người thông minh, lắm mưu nhiều kế. Khi quy thuận quân chủ nào thì Giả Hủ đều hết mực trung thành với người đó.
Điển hình là việc khi Giả Hủ làm mưu sĩ cho Trương Tú đã hiến một mưu kế xuất thần. Trong trận chiến Uyển Thành, Giả Hủ trình lên kế sách cho Trương Tú rằng giả vờ đầu hàng rồi sau đó bất ngờ tập kích quân đội của Tào Tháo.
Nhờ kế sách vi diệu của Giả Hủ, Trương Tú đánh bại được lực lượng của Tào Tháo. Thậm chí, con trưởng và cháu trai của Tào Tháo cũng chết trong trận chiến này. Giả Hủ cũng là người giúp Trương Tú lập mưu giết dũng tướng Điển Vi. Theo đó, mưu sĩ này khiến Tào Tháo chịu tổn thất to lớn.
Vào năm 199, Viên Thiệu muốn kết liên minh với Trương Tú cùng nhau chinh phạt Tào Tháo. Khi ấy, Giả Hủ đã khuyên chủ nhân từ chối lời đề nghị này và quay sang đầu hàng Tào Tháo.
Tầm nhìn xa trông rộng, liệu việc như thần của Giả Hủ hoàn toàn chính xác. Việc đầu hàng và quy thuận Tào Tháo mang lại nhiều lợi ích cho Trương Tú cũng như Giả Hủ.
Kể từ khi về dưới trướng Tào Tháo, Giả Hủ nhiều lần bày mưu tính kế giúp quân chủ ly gián Mã Siêu và Hàn Toại. Nhờ vậy mà Tào Tháo bình định được Quan Trung.
Giả Hủ từng can gián Tào Tháo không nên tiến đánh Đông Ngô vào năm 208 vì thời cơ chưa đến. Khi ấy, Tào Tháo không nghe theo Giả Hủ và kết quả là thất bại trong trận đại chiến Xích Bích. Nếu như Tào Tháo tin tưởng Giả Hủ thì đã không nhận lấy thất bại này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Cột tin quảng cáo